| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 19/12/2011 , 10:23 (GMT+7)

10:23 - 19/12/2011

Thấy gì qua vụ cháy tòa tháp 33 tầng của EVN?

Ngay sau vụ hỏa hoạn vài ngày, những thông tin được phơi bày trên báo chí đã làm lộ ra những yếu kém đến mức không ai có thể tưởng tượng được...

Mỗi vụ tai nạn kinh hoàng, mỗi vụ hỏa hoạn lớn hay một vụ việc nào đó gây bức xúc cho xã hội, như vụ sập cầu Cần Thơ, vụ sập mỏ đá Lèn Cờ, vụ “ổ voi” trên đường cao tốc TP Hồ Chí Minh- Trung Lương, vụ lật xe chở gỗ ở Nghệ An khiến hơn 10 phu gỗ thương vong… sau đó đều được báo chí đi sâu để mổ xẻ, phân tích, và xã hội lại được dịp nhìn rõ những bất cập, yếu kém của ngành phải chịu trách nhiệm hay ngành liên quan đến vụ việc đó.

Vụ cháy tòa tháp 33 tầng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khiến gần 30 người phải nhập viện mới đây, cũng không ngoại lệ. Ngay sau vụ hỏa hoạn vài ngày, những thông tin được phơi bày trên báo chí đã làm lộ ra những yếu kém đến mức không ai có thể tưởng tượng được:

Hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) của tòa nhà vô hiệu; Theo quy định, cứ 150 mét dọc các trục đường phải có một trụ cứu hỏa, thì nội thành Hà Nội cần 6.000 trụ và sẽ phải có thêm hàng ngàn trụ nữa trong tương lai, do sự phát triển của thủ đô, nhưng hiện tại mới chỉ có gần 1.000 trụ, mà nhiều trụ lại không có nước hoặc không vận hành được (nghĩa là các trụ đó chỉ hoàn toàn là hình thức, dù việc xây dựng chúng rất tốn kém); Lực lượng PCCC có 52 xe cứu hỏa nhưng chỉ có 30 xe hoạt động được; Thang máy cứu hỏa chỉ vươn tới được tầng 17, trong khi toàn thành phố có hàng trăm tòa nhà trên 20 tầng; Nhân sự PCCC quá mỏng, theo quy định thì mỗi đơn vị PCCC phụ trách một địa bàn có diện tích từ 4-5 km2, nhưng thực tế có đơn vị phải phụ trách một địa bàn lớn hơn 10 lần thế, tức là từ 40 đến 50 km2…

Hỏa hoạn là loại giặc thứ 2 trong 4 loại giặc ( thủy, hỏa, đạo, tặc) gây ra sự tàn phá lớn nhất cho xã hội. Chính vì vậy mà việc phòng chống hỏa hoạn , nhất là việc phòng chống hỏa hoạn ở những đô thị lớn, phải được đặt ra một cách nghiêm túc. Muốn phòng, phải giám sát nghiêm ngặt khâu thiết kế ở mọi công trình xây dựng. Muốn chống, phải có lực lượng tinh nhuệ, có phương tiện và thiết bị hiện đại, xứng tầm, đồng bộ.

Những vấn đề đó đã được đặt ra từ lâu, nhưng xem ra chúng vẫn chưa được những người có trách nhiệm ở các đô thị lớn quan tâm đúng mức. Bỏ ra vài trăm tỷ, thậm chí ngàn tỷ để có được những phương tiện, những thiết bị PCCC tối tân, đối với ngân sách một thành phố như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, đâu phải là quá lớn, trong khi chỉ một vụ hỏa hoạn lớn đã có thể gây thiệt hại về vật chất lớn hơn nhiều, đó là chưa kể thiệt hại về con người, thì không thể nào đo đếm được?

Thật đau lòng khi một đám cháy bùng lên từ một ngôi nhà, những người phát hiện chạy đến chỗ có thiết bị cứu hỏa trong nhà thì thiết bị đó vô hiệu, và đám cháy cứ thế lan ra mà không bị bất cứ sự khống chế nào. Thật đau lòng khi những chiếc xe cứu hỏa sau khi phun hết nước, chạy đến để lấy nước tiếp ở những trụ cứu hỏa thì trụ…không có hoặc không có nước. Thật đau lòng khi thấy những người bị nạn ở tầng nhà thứ 18 trở lên cuống cuồng kêu cứu nhưng thang cứu người lại chỉ lắc lư lên được tầng 17 rồi…dừng lại.

Từ chỗ lực lượng PCCC chỉ là một phòng thuộc Sở CATP Hà Nội, chúng ta đã nâng cấp nó lên thành một Sở, ngang cấp với Sở CATP. Nhưng việc nâng cấp đó lại trở thành khập khiễng khi nâng cấp mà không nâng lực. Với lực lượng và phương tiện PCCC mà Sở Cảnh sát PCCC đang có như hiện nay, thì rõ ràng là “lực bất tòng tâm”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm