| Hotline: 0983.970.780

Thế độc tôn định đoạt số phận dòng Mekong của Trung Quốc

Thứ Tư 04/10/2017 , 12:51 (GMT+7)

Trước thế độc tôn định đoạt số phận Mekong của Trung Quốc, các nước trong tiểu vùng không hề có biện pháp gì để có thể thay đổi tình hình, kể cả đưa ra phân xử quốc tế.

Thái độ phủ quyết của Trung Quốc đối với các định chế quốc tế mà nước này bất đồng, ví dụ Công ước của Liên hợp quốc về luật biển, đã khiến các tổ chức khu vực bị gạt xuống hàng cuối trong các cuộc đối thoại.

11-59-50_vientine-lung-prbng-cruise-on-the-mekong-river-from-lung-prbng-to-houei-sy-chieng-sen-ching-mi-privte-tour
Sông Mekong đoạn chảy qua Luang Prabang, Lào (Ảnh: naturedreamtravel.com)

Theo chuyên gia Jeremy Luedi, vấn đề ở đây còn là sự chồng chéo các tổ chức và phạm vi hoạt động của chúng. Ví dụ, Trung Quốc không phải là thành viên đầy đủ của Ủy hội sông Mekong (MRC), một tổ chức khó có thể tìm thấy sự đồng thuận mà thiếu vai trò của Trung Quốc, và trong nhiều năm bị tê liệt vì những bất đồng của các thành viên.
 

Nút thắt khó giải tỏa

Bên cạnh MRC, còn có tổ chức Sáng kiến Hạ du Mekong (LMI) do Mỹ dẫn dắt, không bao gồm Trung Quốc. Và vấn đề lại lặp lại. Thêm vào đó, khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã cắt giảm các chương trình hỗ trợ của Mỹ trong năm 2018 và điều này đồng nghĩa với việc vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực Mekong giảm sút, đáng kể nhất là tại Campuchia, khi hỗ trợ tài chính của Mỹ đối với các vấn đề môi trường và phát triển bền vững giảm 70%.

“Trong thực tế, con đập đầu tiên của Campuchia trên dòng Mekong rất có thể sẽ đe dọa tàn phá môi trường sống của loài cá heo Irrawaddy quý hiếm vốn đang bên bờ tuyệt chủng”, Luedi viết. Theo ông, sự rút lui của Mỹ khiến Campuchia ngày càng rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc, khi nền kinh tế nước này ngày càng phụ thuộc vào các khoản đầu tư từ Trung Quốc.

“Tôi nghĩ có lẽ ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với môi trường Campuchia khi nước này rơi vào vòng tay Trung Quốc chính là gia tăng sự thiếu minh bạch trong các dự án” chuyên gia Courtney Weatherby của Trung tâm nghiên cứu Stimson ở Washington, Mỹ, nói.

Sự thống trị của Trung Quốc tại Campuchia đã tăng lên trong nhiều năm trở lại đây, khi Campuchia trở thành “người cổ vũ Trung Quốc trong ASEAN”, theo ngôn từ của Luedi. Lào cũng trong tình trạng tương tự Campuchia. Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở nước này. Bảy con đập Lào dự kiến xây dựng có tài trợ của Trung Quốc. Trung Quốc cũng xây dựng một tuyến đường sắt trị giá 6 tỷ USD nối miền nam nước này với Lào. Quy mô của dự án, tương đương 50% GDP của Lào, chứng minh sự bất bình đẳng trong các mối quan hệ song phương ở khu vực.

Tuy nhiên, mới đây Lào cũng đã chặn lại dự án phát triển các đồn điền trồng chuối mới của các nhà đầu tư Trung Quốc sau khi phát hiện người Trung Quốc dùng quá nhiều phân hóa học gây nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, Thủ tướng Thongloun Sisoulith đã kêu gọi xem xét lại chiến lược thủy điện của nước này. “Nếu Lào muốn trở thành “cục pin của châu Á”, điều này có vẻ quá tham vọng”, ông Thongloun nói.

Năm 2016, một tổ chức khu vực khác liên quan đến Mekong đã ra đời: Cơ chế hợp tác Lan Thương - Mekong (LMCM). Đây là cơ chế đối thoại ưa thích của Trung Quốc và cũng được Bắc Kinh tài trợ mạnh. Đương nhiên cơ chế này không có sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc ngồi ghế chủ tọa. “Cơ chế LMI và LMCM phục vụ những mục đích khác nhau”, chuyên gia Weatherby phân tích. “Khi bạn xem xét các phát ngôn của tổ chức LMCM, bạn sẽ thấy chúng không khác mấy so với sáng kiến Một vành đai, Một con đường, cũng như các hoạt động phát triển hạ tầng quy mô lớn mà Trung Quốc chủ trương”.
 

Vùng nước nguy hiểm

“Chiến dịch Mekong” là bộ phim có chi phí cao thứ hai Trung Quốc, ở mức 173 triệu USD. Phim nói về các mối nguy hiểm mà công dân Trung Quốc phải đối mặt khi đi lại, làm ăn trên dòng Mekong, ngày càng trở nên quan trọng (và nguy hiểm) đối với Bắc Kinh.

Phim được làm dựa theo các sự kiện có thật về “vụ thảm sát trên dòng Mekong”, vụ tấn công ở nước ngoài đẫm máu nhất nhằm vào công dân Trung Quốc trong thời kỳ hiện đại. Hai tàu hàng Trung Quốc đã bị những kẻ buôn ma túy bắt cóc vào tháng 10/2011 và cả 13 thủy thủ bị giết chết, xác được tìm thấy gần Chiang Mai, Thái Lan. Sau vụ tấn công, Trung Quốc đình chỉ tạm thời mọi hoạt động trên dòng Mekong, phát động cuộc truy nã quy mô quốc tế đối với những kẻ thủ ác.

Vụ tấn công cũng là nguyên nhân giúp cho ra đời 4 đội tuần tra liên quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á vào năm 2012. Trung Quốc điều tới 200 cảnh sát từ tỉnh Vân Nam, làm gia tăng ảnh hưởng của họ đối với khu vực dọc sông Mekong.

Tiếp sau đó, không dừng lại, các vụ tấn công mới vẫn diễn ra. Đã có 2 công dân Trung Quốc bị giết trong một vụ nghi là cài bom vào tháng 1/2016, một người Trung Quốc khác bị giết vào tháng 3/2016 sau khi một công ty có vốn đầu tư Trung Quốc bị tấn công. Gần đây nhất, tháng 6/2017, một công nhân Trung Quốc đã bị một số kẻ lạ mặt bắn chết tại Lào.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm