| Hotline: 0983.970.780

Cuộc 'thủy chiến' châu Á căng thẳng hơn cả tranh chấp trên biển

Thứ Hai 02/10/2017 , 12:50 (GMT+7)

Câu chuyện này liên quan đến dòng Mekong và cuộc sống của hàng chục triệu người dân sống trên lưu vực của nó, bắt đầu từ Trung Quốc và cuối cùng đổ ra biển...

Trong khi các căng thẳng trên biển Đông vẫn còn đó và ẩn chứa những nguy cơ đụng độ giữa các bên liên quan, chuyên gia nói một cuộc “thủy chiến” thực sự ở châu Á đang khiến nhiều triệu người phải đối mặt với các thảm họa thiên nhiên, nạn đói và bất ổn khu vực. Xét trong bất cứ khía cạnh nào, Trung Quốc, đất nước với 1,4 tỷ dân, luôn đóng vai trò quan trọng.

Với tiêu đề “Hãy quên biển Nam Trung Hoa đi, đây mới là cuộc chiến nước thực sự ở châu Á”, chuyên gia danh tiếng Jeremy Luedi viết trên trang globalriskinsights.com hồi tháng 7 vừa rồi về vấn đề ông cho là còn cấp bách hơn vấn đề tranh chấp trên biển.
 

Từ Lan Thương đến Cửu Long

Câu chuyện này liên quan đến dòng Mekong và cuộc sống của hàng chục triệu người dân sống trên lưu vực của nó, bắt đầu từ Trung Quốc và cuối cùng đổ ra biển trên lãnh thổ Việt Nam.

09-37-42_meili-grnd-vlley-03
Sông Lan Thương trên lãnh thổ Trung Quốc (Ảnh: cdntct.com)

Dòng Lan Thương, theo cách gọi của người Trung Quốc, chảy qua nhiều quốc gia, là một trong những con sông có sản lượng cá lớn nhất thế giới, trung bình 2,6 triệu tấn/năm, trị giá 4 - 7 tỷ USD. 71% gia đình nông thôn ở Lào sống dựa vào nghề cá trên sông Mekong và 1,2 triệu người Campuchia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Biển Hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á nhận nước từ sông Mekong.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (cách người Việt gọi Mekong) là vựa lúa của Việt Nam, nuôi sống hàng chục triệu người, giúp nước này trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn thứ ba thế giới.

“Các quốc gia trên dòng Mekong ra sức khai thác con sông này, và tất cả đều cay đắng phàn nàn về chuyện các láng giềng đầu nguồn bóc lột con sông quá mức”, Luedi viết.

Jeremy Luedi là chuyên gia về các nguy cơ chính trị, thường xuyên viết cho nhiều tờ báo của Mỹ, Nhật như Business Insider, Huffington Post, Nasdaq.com, The Japan Times, MSN Money, hay Yahoo Finance...

Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã xây tổng cộng 40 đập trên lưu vực sông Mekong, bao gồm cả các phụ lưu. 80 công trình khác đã được lên kế hoạch. Việt Nam là quốc gia quan tâm nhất đến vấn đề khai thác ở đầu nguồn, vì Việt Nam là quốc gia cuối nguồn, nơi Mekong đổ ra biển. “Mặc dù còn một số bất đồng, nhưng các nước hạ du thống nhất rằng Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với họ”, Luedi viết.
 

Người canh cổng nước

Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc. Do đó, người Trung Quốc đang nắm trong tay quyền chi phối rất lớn đối với vận mệnh của Mekong và cuộc sống của rất nhiều triệu người dân các nước hạ du. Nhưng công cách mạng công nghiệp với tốc độ vũ bão ở Trung Quốc, nhu cầu và quyết tâm tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch đã khiến giới lãnh đạo nước này xếp thủy điện vào vị trí nguồn tài nguyên năng lượng lớn thứ 2 của quốc gia, chỉ sau than đá. Trung Quốc cho tới nay đã xây 7 con đập khổng lồ trên dòng Mekong trong khi 20 con đập khác sẽ hoàn tất trong tương lai gần. Bởi gần như mọi nguồn nước của Mekong đều nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, nước này càng sẵn sàng tìm mọi cách khai thác tiềm năng thủy điện của Mekong.

Tiềm năng thủy điện của vùng lòng chảo thượng nguồn Mekong được ước tính đạt mức 29.000 Megawatt, lớn hơn cả năng lực sản xuất điện của đập thủy điện lớn nhất thế giới, Tam Hiệp, được xây dựng trên sông Dương Tử, Trung Quốc. Sản lượng điện tiềm năng của vùng lòng chảo hạ du thậm chí còn lớn hơn, ở mức 30.000 Megawatt.

09-37-42_vietnm-344300_960_720-800x500_c
Việt Nam chịu nhiều tác động từ sự biến đổi của sông Mekong (Ảnh: globalriskinsights.com)

Các nước cuối nguồn từ lâu đã bày tỏ sự lo lắng về sự sụt giảm nguồn nước, phù sa và hiện tượng thủy văn thất thường của Mekong ngày nay. 6 con đập trên đất Trung Quốc có sức chứa 23 tỷ m3 nước, 28% lưu lượng hàng năm của Mekong. Và số nước dự trữ này, nguồn bổ sung nguồn nước vào mùa khô cho hạ du, chỉ có thể làm lợi cho các hoạt động canh tác và ngư nghiệp cũng như vận tải thủy, với điều kiện mức nước của Mekong được dự báo. Nhưng điều này gần như là không thể đối với các nước vùng hạ du vì họ không thể biết trước nhu cầu điện năng cũng như nước ngọt của Trung Quốc tăng, giảm như thế nào, biến động ra sao, lúc nào đầu nguồn trữ nước, khi nào họ xả.

Nhưng cả Trung Quốc lẫn các quốc gia hạ du đều phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về sinh thái bắt nguồn từ việc xây đập thủy điện và hậu quả còn lớn hơn khi các quốc gia Mekong chưa chuyển đổi qua các nguồn năng lượng tái tạo. Việt Nam là biểu hiện rõ nhất của tình trạng tiến thoái lưỡng nan, khi phải chịu đựng cùng lúc nạn lụt lội và hạn hán. Tuy nhiên nguyên nhân của hạn hán là sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và sự sụt giảm nước đầu nguồn do đập thủy điện. Campuchia cũng phải chịu tình cảnh tương tự: gần 260.000 ha rừng vốn được Mekong nuôi dưỡng bấy nay đã cháy rụi trong năm 2016 do hạn hán kéo dài.

Ngân hàng Thế giới (World Bank) xác định Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ biến đổi khí hậu. Kể cả trong kịch bản phát thải khí thấp nhất, Việt Nam vẫn mất đi 20,8 tỷ USD tính đến năm 2030 và đến năm 2100, một nửa đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập nước.

 

Xem thêm
Thông tin mới chuyên án tiếp viên hàng không xách ma túy từ Pháp về

Công an TPHCM tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, mở rộng chuyên án; lần theo dòng chảy ma túy để khui từng vỏ bọc của các 'ông trùm' ma túy.

Nadal lên sẵn kịch bản giải nghệ

Tay vợt người Tây Ban Nha cho biết có tinh thần thoải mái sẵn sàng thi đấu Davis Cup 2024 trên sân nhà cũng như việc sẽ giải nghệ ở đây.

VFF phạt nặng Nguyễn Xuân Nam và Vũ Văn Sơn

Ban kỷ luật VFF đã chính thức đưa ra án phạt. Theo đó, cả Nguyễn Xuân Nam và Vũ Văn Sơn đều bị phạt 20 triệu đồng và treo giò 4 trận

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.