| Hotline: 0983.970.780

Theo thợ săn luồn rừng sâu truy tìm nấm lim xanh, được mệnh danh 'thần dược'

Thứ Ba 21/02/2017 , 14:30 (GMT+7)

Quảng Nam được biết đến xứ sở loài nấm lim xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư. Nấm nhỏ bán với giá 800 ngàn một kg tươi, nấm to hơn 2 triệu đồng/kg

Nấm mọc từ gốc gỗ cây lim xanh trong rừng sâu, đến mùa nấm nở rộ từng tốp người đi tìm kiếm về bán. 
 

Thu tiền triệu mỗi ngày

Năm 2008, tại xã Tiên Hiệp (huyện Tiên Phước) một người dân bị bệnh xơ gan cổ trướng, người này “liều mạng” uống thử nước sắc nấm lim xanh để chữa bệnh. Sau đó bệnh tình thuyên giảm, màu da từ vàng nghệ dần trở lại bình thường. Cái bụng to tướng cũng xẹp xuống. Từ đó, nấm linh xanh được biết như một "thần dược", có nhiều người tìm mua và đã biến thành “món hàng” có giá trị. Trước nhu cầu của thị trường, người dân ở Quảng Nam săn lùng đem bán.

14-37-26_nh-1
Anh Trương Văn Thi cùng đồng nghiệp len lỏi giữa rừng già tìm gốc lim
 

Sau Tết Nguyên đán Định Dậu, thời tiết ở Quảng Nam có những đợt mưa rừng xuất hiện xen kẽ những ngày nắng là thời điểm nấm lim xanh sinh sản phát triển. Cũng thời gian này, những thợ săn nấm mua sắm lương thực, nhu yếu phẩm vào rừng săn lùng. Mỗi chuyến đi kéo dài cả tuần lễ, thậm chí cả tháng trời và mang về những thành quả hàng chục kg nấm bán, thu vài chục triệu đồng.

Hẹn hò mãi, cuối cùng tôi được thợ săn Trương Văn Thi (SN 1978) xã Đại Sơn (huyện Đại Lộc) cho theo chân tìm nấm. Dừng xe máy bên QL 14B, đoạn xã Đại Sơn, chúng tôi cuốc bộ. Chúng tôi men theo đường mòn băng qua rừng keo tràm của người dân, vượt qua những vườn dứa mất hơn 3 giờ đồng hồ có mặt ở cánh rừng già.

Theo anh Thi, nấm lim xanh tự nhiên không bao giờ mọc trên những cây lim xanh còn sống mà nó chỉ mọc trên những cây lim đã chết. Mỗi chuyến đi tìm phải len lỏi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác, cho nên việc lấy được một cây nấm vô cùng vất vả. Mỗi năm từ tháng 3 đến tháng 7 nấm mọc nhiều nhất, thời gian này mưa, nắng xen kẽ, gốc cây lim ra nấm.

14-37-26_nh-2
Một cây nấm lim xanh mọc ở gốc cây

 

“Trước đây, cánh rừng này lim xanh nhiều vô kể nhưng đã khai thác gần hết. Sau 4 năm bị đốn hạ, những gốc lim bắt đầu khô mục thì nấm lim xanh phát triển. Thứ ở ngay gốc cây, thứ ở rễ cây”, anh Thi chia sẻ.

Tôi đùa, để thu hái nấm lim xanh như ngày hôm nay, các anh phải "cảm ơn" lâm tặc? Anh Thi cười: “Thì đúng như vậy, không chặt cây thì không có nấm lim xanh rồi. Họ đốn hạ cây nên mới có nấm mà lấy”.

Anh Thi cho biết thêm, một gốc lim xanh có đến 6 loại nấm, phổ biến và quý nhất là loại xích chi, mọc dưới gốc, rễ lim xanh. Loại nấm này bán đắt nhất bởi công dụng của nó nên được thị trường ưa chuộng. “Nấm nhỏ chúng tôi bán với giá 800 ngàn một kg tươi, nấm to hơn 2 triệu đồng/kg. Có những cây nấm vô giá, nấm càng to, giá càng cao. Bình quân mỗi ngày vào rừng, hai người sẽ thu nấm bán được vài triệu đồng”, anh Thi chia sẻ.

Các lối đi dẫn đến nơi có nấm lim mọc được anh Thi lưu lại trong trí nhớ. Giữa chốn rừng sâu, cây xanh bạt ngàn vây kín nhưng anh đi đến đâu là đúng địa chỉ mình cần tìm. Hết gốc lim này đến gốc khác, anh đã quá quen thuộc.

“Cây lim xanh thường mọc theo quần thể, nó ít khi phát triển theo kiểu đơn lẻ. Do vậy, ở đâu có nấm linh xanh, y rằng ở đó có cả khu vực rộng lớn. Một khi phát hiện một điểm có nấm thì dựng lán trại để sau đó khai thác. Như cánh rừng này, đã 7 năm liên tiếp tôi đến lấy nấm”, anh Thi tâm sự.

14-37-26_nh-3
Cây nấm lim xanh được thu hái

 

“Để lấy được nấm, chúng tôi phải đổ máu, nhiều lúc sơ sẩy dễ mất mạng. Hiểm họa rình rập nhưng vì cuộc sống mưu sinh, buộc phải hành nghề. Có những ngày trúng mánh, thu về thu về hàng chục kg, ngày đen đủi được vài lạng chống... móm”, anh Thi bộc bạch.

Anh Đào Duy Linh (ở TP Tam Kỳ), một thương lái thu mua nấm lim xanh cho biết, thường 1 kg nấm tươi sau khi phơi khô được từ 4-5 lạng. “Nấm thu hái về người dân bán ngay cho thương lái, bởi loại nấm này thường phát triển rất nhanh, trong khi những người hái nấm không có đồ bảo quản. Ngoài ra nấm hay bị mốc nên một khi thu hái về họ không cất trữ mà bán ngay tức thì. Thương lái như chúng tôi đầu tư máy móc giữ ẩm, sấy khô mới bảo quản được lâu dài”, anh Linh chia sẻ.
 

Hái lộc trời

Rời cánh rừng tự nhiên, chúng tôi đến vùng đồi C1, C7, Khe Qua xã Đại Sơn chuyên canh trồng dứa. Ở đó, len lỏi giữa nương dứa bạt ngàn có nhiều gốc lim xanh cổ thụ sót lại. Mỗi năm cho ra rất nhiều nấm để người dân thu hái.

14-37-26_nh-4
Những gốc gỗ lim ở vườn dứa cho nấm lim xanh

 

Anh Ngô Bền, một hộ dân trồng dứa lâu năm ở đây cho biết: Ngày trước khu vực này vốn là cánh rừng lim xanh nhưng đã bị khai thác, sau đó người dân phát triển nương rẫy trồng dứa. Gốc cây khô mục, nấm linh xanh mọc nhiều. Anh Bền dẫn chúng tôi xem vài gốc lim cho nấm thì bắt gặp được 2 loại nấm mọc ra từ gốc và thân cây lim xanh.

Anh Bền cho hay, nấm thân gọi tử chi có màu tím đỏ, mọc từ thân cây lim nên chỉ có mỗi tai nấm. Loại này sống lâu năm trên thân cây lim nhưng khi hoá gỗ thì uống không có tác dụng. Còn nấm đỏ gọi xích chi hay hồng chi mọc sát gốc và rễ cây lim, có cuống ở trên hình thành mũ nấm rộng. Trong tự nhiên loại này này có dược tính mạnh nhất, mỗi gốc lim cho đến vài cây nấm, còn hàng chục cây thì rất hiếm.

14-37-26_nh-5
Thành quả một ngày đi tìm nấm

 

“Tôi có khoảng 5 ha trồng dứa. Ở đó có mấy chục gốc lim còn sót lại. Mỗi năm đến mùa tôi thu được hơn chục kg nấm. Mỗi khi phát hiện nấm mọc, tôi canh chừng không cho người lạ vào vườn hái trộm. Cây nấm sinh trưởng 1 tháng mới thu hoạch. Nấm mọc ở vườn dứa mình bảo vệ đúng ngày tuổi mới thu hái, do đó khi bán giá cao hơn. Còn tìm trong tự nhiên, thợ săn nấm gặp cây nào người ta hái cây đó, dinh dưỡng chưa đủ nên giá bán thấp hơn”, anh Bền nói.

14-37-26_nh-6
Sau 4 năm bị đốn hạ, nấm bắt đầu mọc

 

Sau khi có ý kiến của Sở Y tế Quảng Nam, ông Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu - Bộ Y tế, đã phúc đáp nội dung liên quan đến chất lượng, tác dụng sinh học của nấm lim xanh chi. Theo văn bản này, loại nấm do Quảng Nam chuyển ra để kiểm nghiệm được xác định là nấm linh chi tự nhiên, có tên khoa học Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae). Đồng thời khuyến cáo người dân dùng nấm linh chi theo hướng dẫn đã có trong các tài liệu chính thống về dược liệu như cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (GS-TS Đỗ Tất Lợi); “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” (Viện Dược liệu). Người xưa từng ghi nhận nấm lim xanh là siêu thượng phẩm, hơn cả nhân sâm (sách Thần nông bản thảo), có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, bổ óc, tiêu đờm, lợi niệu, bổ dạ dày (Bản thảo cương mục).

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Nghệ An thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai

Đã thành thông lệ, thiên tai thường xuyên rình rập và đe dọa Nghệ An bất kỳ lúc nào. Riêng năm 2023, tỉnh này thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai.