| Hotline: 0983.970.780

Làng Nủ trước ngày khánh thành

Thứ Bảy 14/12/2024 , 21:19 (GMT+7)

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

Dự án xây dựng khu tái định cư thôn Làng Nủ được khởi công vào ngày 21/9 tại khu vực Đồi Sim, cách nơi xảy ra trận lũ quét khoảng 2km. Địa hình nơi đây cao ráo, rộng rãi và đảm bảo an toàn cho người dân. Trong giai đoạn 1, khu vực này sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 10ha, mỗi hộ gia đình sẽ được cấp 1.000m2 đất.

Binh đoàn 12 (Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn) là đơn vị thi công dự án khu tái định cư Làng Nủ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn lũ quét xảy ra vào đêm 10/9.

Khu tái định cư Làng Nủ đã hoàn thành và bàn giao cho các hộ dân vào ngày 15/12. Ảnh: Kiên Trung.

Khu tái định cư Làng Nủ đã hoàn thành và bàn giao cho các hộ dân vào ngày 15/12. Ảnh: Kiên Trung.

Theo thiết kế, 40 căn nhà được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Tày, cùng với các công trình phụ trợ như nhà bếp và nhà vệ sinh. Ngoài nhà ở, khu tái định cư còn có trường mầm non trường học, nhà văn hóa, hệ thống giao thông, điện, nước để đảm bảo điều kiện sinh sống ổn định và lâu dài cho cư dân…

Ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, chia sẻ: Trận lũ quét kinh hoàng đã xảy ra sáng 10/9 tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, khiến toàn bộ ngôi làng bị vùi lấp, xóa sổ toàn bộ thôn Làng Nủ, nơi sinh sống của 37 hộ dân với 158 nhân khẩu.

Tính đến thời điểm ngày 21/9, thôn Làng Nủ ghi nhận 60 người thiệt mạng, 7 người mất tích, 14 người bị thương đang điều trị tại bệnh viện. 87 người đã may mắn thoát nạn nhờ sớm di tản sang khu vực khác và đi làm ăn xa trước khi xảy ra sạt lở đất và lũ quét.

Những ngôi nhà mới được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn truyền thống, có tổng diện tích đất từ 350 - 390m2.

Những ngôi nhà mới được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn truyền thống, có tổng diện tích đất từ 350 - 390m2.

Với người dân thôn Làng Nủ, đây sẽ là một nơi đáng sống với cảnh quan, vườn hoa trong khuôn viên.

Với người dân thôn Làng Nủ, đây sẽ là một nơi đáng sống với cảnh quan, vườn hoa trong khuôn viên.

Theo kế hoạch, ngày 31/12/2024, đơn vị thi công sẽ hoàn thành dự án và bàn giao cho các hộ dân. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng thi công gấp rút, dự án đã hoàn thành trước tiến độ.

Ông Dương Đức Huy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai, cho biết, dự án hoàn thành sớm hơn kế hoạch 15 ngày và bàn giao trước tiến độ vào ngày 15/12.

Trước đó, ngày 13/12, UBND huyện Bảo Yên phối hợp với chính quyền xã Phúc Khánh tổ chức họp lấy ý kiến các hộ dân để thông qua quy chế quản lý khu dân cư tái thiết thôn Làng Nủ.

Tại cuộc họp, trên tinh thần dân chủ, khách quan, người dân đã cho ý kiến xây dựng quy chế quản lý khu dân cư tái thiết thôn Làng Nủ, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong xây dựng kiến trúc, cảnh quan phù hợp với nét truyền thống dân tộc.

Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh, bà Bùi Hiệp Tư (bìa phải) trong ngôi nhà mới của hộ gia đình ông Hoàng Văn Duân. Ảnh: Kiên Trung.

Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh, bà Bùi Hiệp Tư (bìa phải) trong ngôi nhà mới của hộ gia đình ông Hoàng Văn Duân. Ảnh: Kiên Trung.

Khu tái định cư thôn Làng Nủ đang hình thành một diện mạo mới. Ảnh: Kiên Trung.

Khu tái định cư thôn Làng Nủ đang hình thành một diện mạo mới. Ảnh: Kiên Trung.

Thông tin với Báo Nông nghiệp Việt Nam, bà Bùi Hiệp Tư, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh, cho biết: “100% người dân thôn Làng Nủ đồng thuận, nhất trí cao việc giữ gìn kiến trúc, phát triển cảnh quan và cam kết sẽ xây dựng nơi đây trở thành điểm đến tham quan, du lịch, là miền đất đáng sống, xây dựng Làng Nủ hạnh phúc.

Các hộ dân cam kết tại khu tái định cư mới sẽ không phá dỡ, cải tạo kiến trúc nhà (thay đổi màu sơn của tường, lắp thêm mái hiên…) đã được bàn giao. Việc xây dựng phải đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường, đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nhà văn hóa xây dựng trên khu tái thiết Làng Nủ là nơi sinh hoạt cộng đồng, các cá nhân, hộ gia đình sinh sống tại đây và toàn thể nhân dân thôn Làng Nủ, các tổ chức, cá nhân đến tham quan, thực hiện các nhiệm vụ có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn vệ sinh chung.

Người dân tất bật trang hoàng cho những ngôi nhà mới.

Người dân tất bật trang hoàng cho những ngôi nhà mới.

Các hộ dân thôn Làng Nủ sẽ được đón một cái Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới khang trang...

Các hộ dân thôn Làng Nủ sẽ được đón một cái Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới khang trang...

Bên hông mỗi ngôi nhà, một vườn rau xinh xắn đã thành hình, mang lại màu xanh của sự sống sau những tang thương... Ảnh: Kiên Trung.

Bên hông mỗi ngôi nhà, một vườn rau xinh xắn đã thành hình, mang lại màu xanh của sự sống sau những tang thương... Ảnh: Kiên Trung.

Ngoài ra, cộng đồng phát huy vai trò, trách nhiệm, cùng chung tay giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng; chăn nuôi động vật phải thực hiện nghiêm công tác vệ sinh chuồng trại, không thả rông trên đường làng và nơi công cộng gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. Mỗi tuần cả thôn và khu tái định cư tổ chức dọn vệ sinh chung 1 lần.

Các hộ cam kết luôn giữ gìn mối quan hệ hàng xóm, láng giềng thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, lúc khó khăn, hoạn nạn; quan tâm, chăm sóc các gia đình chính sách, người tàn tật, người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, người gặp hoạn nạn.

Nhà văn hóa thôn Làng Nủ nằm ở vị trí trung tâm trong khu tái định cư mới. Ảnh: Kiên Trung.

Nhà văn hóa thôn Làng Nủ nằm ở vị trí trung tâm trong khu tái định cư mới. Ảnh: Kiên Trung.

Trường mầm non thôn Làng Nủ là một dãy nhà gồm 3 khu, với 6 phòng học đầy đủ tiện nghi, có bếp ăn và sân chơi rộng rãi.

Trường mầm non thôn Làng Nủ là một dãy nhà gồm 3 khu, với 6 phòng học đầy đủ tiện nghi, có bếp ăn và sân chơi rộng rãi.

Sự chung tay của đồng bào cả nước đang góp phần giúp người dân thôn Làng Nủ vượt qua đau thương. Ảnh: Kiên Trung.

Sự chung tay của đồng bào cả nước đang góp phần giúp người dân thôn Làng Nủ vượt qua đau thương. Ảnh: Kiên Trung.

Các thành viên trong gia đình phải tôn trọng, yêu thương, đùm bọc nhau, có lối sống lành mạnh; có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ, hòa giải các mâu thuẫn, xích mích trong gia đình.

“Làng Nủ sẽ là ngôi làng hạnh phúc, là nơi đáng sống để vơi bớt những đau thương, mất mát; xứng đáng với tình yêu thương, đùm bọc của đồng bào cả nước hướng về Làng Nủ, cùng chung tay giúp đỡ người dân thôn Làng Nủ suốt thời gian qua”, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Khánh chia sẻ.

Khu tái định cư Làng Nủ nhìn từ trên cao. Toàn bộ 40 ngôi nhà mới của khu tái định cư Làng Nủ sử dụng 17.000m2 tôn lợp dập sóng giả ngói có ép xốp chống nóng; 4.500m2 tôn phụ kiện ốp mái do Tập đoàn Hòa Phát tài trợ.

Khu tái định cư Làng Nủ nhìn từ trên cao. Toàn bộ 40 ngôi nhà mới của khu tái định cư Làng Nủ sử dụng 17.000m2 tôn lợp dập sóng giả ngói có ép xốp chống nóng; 4.500m2 tôn phụ kiện ốp mái do Tập đoàn Hòa Phát tài trợ.

40 ngôi nhà khang trang nằm trên Đồi Sim sẽ là nơi ở mới của những hộ dân chịu ảnh hưởng của trận lũ quét lịch sử.

40 ngôi nhà khang trang nằm trên Đồi Sim sẽ là nơi ở mới của những hộ dân chịu ảnh hưởng của trận lũ quét lịch sử.

Nơi ở mới cách làng cũ khoảng 2km, nằm ở vị trí trung tâm và an toàn.

Nơi ở mới cách làng cũ khoảng 2km, nằm ở vị trí trung tâm và an toàn.

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ đêm 7-11/9 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to trên diện rộng. Đặc biệt từ ngày 9-11/9, nhiều nơi bị ngập lụt sâu, đồng thời xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản.

Theo báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành tỉnh Lào Cai, đến cuối ngày 17/9, thiên tai đã ảnh hưởng tới 239 người, trong đó 125 người chết (Sa Pa 9; Văn Bàn 2; Bắc Hà 25; Si Ma Cai 7; Bát Xát 15; Bảo Yên 67); 25 người bị mất tích và 89 người bị thương: 89 người (thị xã Sa Pa 17; Bát Xát 10, Bắc Hà 19; Si Ma Cai 10; Bảo Yên 30; Văn Bàn 3). Hiện có 21 người đã ra viện, sức khỏe ổn định...

Về nhà ở, tổng số nhà bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi là 8.208 nhà, trong đó (thiệt hại hoàn toàn hơn 70%: 1.262 nhà; thiệt hại rất nặng từ 50-70%: 923 nhà; thiệt hại nặng từ 30-50%: 2.731 nhà; thiệt hại 1 phần nhỏ hơn 30%: 3.292 nhà).

Mưa lũ đã khiến 2.771ha diện tích lúa, 1.468,42ha ngô hoa màu cùng nhiều cây trồng khác bị thiệt hại. Bên cạnh đó, 323,69ha diện tích thủy sản và 2.240m3 cá nước ngọt bị ảnh hưởng. Số lượng cá thương phẩm bị chết, lũ cuốn trôi do vỡ ao, bể là 3.049,32 tấn và 123.200 con cá giống tại thị xã Sa Pa. Về chăn nuôi, tổng số 39.942 con (trong đó, trâu, bò, ngựa bị chết 135 con; Lợn, dê, cừu: 629 con; gia cầm bị chết 39.178 con).

Ngoài ra, hàng loạt tuyến quốc lộ 4, 4D, 4E, 279, tỉnh lộ 151-162 bị sạt taluy, hư hỏng, sụt lún khiến giao thông đi lại khó khăn. Hoàn lưu bão số 3 đã làm hơn 300 công trình thủy lợi cùng với khoảng 170 công trình cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng, gián đoạn. Ngoài ra, còn hàng loạt hạ tầng y tế, điện, công trình viễn thông… bị hỏng đang trong quá trình sửa chữa, khắc phục. 

Ước thiệt hại do thiên tai gây ra tại tỉnh Lào Cai gần 5.650 tỷ đồng.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Cống âu Rạch Mọp cán đích trước tháng 3/2025

Sóc Trăng Cống âu Rạch Mọp đang bước vào giai đoạn nước rút, các kỹ sư, công nhân quyết tâm thi công xuyên Tết, phấn đấu đưa công trình vào vận hành trước tháng 3/2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Livestream bán hàng, tặng vé xe cho 2.000 công nhân về quê đón tết

TP.HCM Chương trình 'Tết đong đầy - Sum vầy tình thân' của Thành Đoàn TP.HCM hỗ trợ 2.000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết sum họp với gia đình.