| Hotline: 0983.970.780

Thời cây sắn tung hoành

Thứ Ba 12/04/2011 , 09:07 (GMT+7)

Khoảng nửa tháng trở lại đây các hộ trồng sắn ở khu vực Tân Châu, Tân Biên (Tây Ninh) mỗi ngày có thêm hàng triệu đồng nhờ băm gốc sắn bán cho thương lái.

Khoảng nửa tháng trở lại đây các hộ trồng sắn ở khu vực Tân Châu, Tân Biên (Tây Ninh) mỗi ngày có thêm hàng triệu đồng nhờ băm gốc sắn bán cho thương lái. Bên cạnh đó, việc kết hợp nuôi tằm bằng lá sắn đang khiến nhiều gia đình có thu nhập vài trăm triệu sau mỗi mùa vụ.

LÀM SẮN GẤP 3 LÀM MÍA

Bà Nguyễn Thị Nga, ấp Hội Thạnh, xã Tân Hội, huyện Tân Châu cho biết, trong vòng vài năm trở lại đây sắn củ, sắn lát được thương lái thu mua với giá khá cao và ổn định nên thu nhập từ việc trồng sắn tương đối tốt. Theo tính toán của bà con trồng sắn tại xã Tân Hội, ở thời điểm này nếu trồng 1 mẫu sắn (10 công tầm, khoảng gần 13.000m2), đầu tư các chi phí phân, tro và công lao động chỉ sẽ hết khoảng 18-19 triệu đồng. Sắn được trồng từ tháng 4 hàng năm, sau 8-9 tháng là có thể thu hoạch. Giá sắn dao động khoảng 2.300-2.500 đồng/kg, tính toán của bà con, mỗi mẫu sắn (thu 35-40 tấn củ) trừ các chi phí đi có thể thu lãi từ 50-70 triệu đồng/vụ.

Không chỉ thu lời từ sắn củ, nhiều phụ phẩm, phế phẩm khác từ cây sắn cũng tạo ra nguồn thu đáng kể. Theo chị Nguyễn Thị Liên (ấp Hội Thạnh, xã Tân Hội), vài tuần qua gia đình chị mỗi ngày làm thêm được cả triệu đồng từ việc gom gốc sắn về băm nhỏ bán cho thương lái. Các DN chế biến thức ăn gia súc và chế biến cồn ethanol ở Tây Ninh và TP.HCM đang thu mua gốc sắn băm nhỏ với giá từ 800-1.000 đồng/kg. Nếu gom gốc sắn về nhà, tận dụng công lao động nhàn rỗi thì mỗi người có thể băm được 3-4 bao gốc sắn (40 kg/bao), bán được từ 200.000-300.000 đồng/ngày. Mỗi mẫu sắn ước chừng 3-4 tấn gốc, bán hết thu được khoảng 3 triệu đồng.

Bên cạnh việc bán sắn củ, cây sắn giống và gốc sắn, theo tìm hiểu của NNVN, hiện người dân trồng sắn ở một số địa phương thuộc huyện Tân Châu còn tận dụng nguồn lá sắn để kết hợp nuôi tằm, lấy kén bán cho các DN làm nghề dệt.

Một nông dân tại xã Tân Đông, huyện Tân Châu cho biết, 1 mẫu sắn hàng năm có thể hái được khoảng 5 tấn lá, đủ nuôi 30 hộp trứng tằm mà không ảnh hưởng đến năng suất củ. Mỗi hộp trứng tằm (do chi nhánh Xí nghiệp dâu tằm tơ Lộc Đức ở TX Bảo Lộc - Lâm Đồng cung cấp) có giá 10.000 đồng, có thể làm ra 2 kg vỏ kén. Ngoài sản phẩm chính này, một hộp trứng nuôi sẽ cho ra 8 kg xác nhộng tằm và 40 kg phân tằm. Tất cả sản phẩm phụ này đều có thể bán được. Nhộng tằm bán với giá 8.000 đồng/kg, phân tằm giá 1.000 đồng/kg. Như vậy, nhờ việc hái lá nuôi tằm mỗi mẫu sắn người dân sẽ có thêm khoảng 8-9 triệu đồng nữa. Tính chung cả tiền bán củ, bán cây giống, bán gốc và hái lá nuôi tằm, mỗi mẫu sắn người dân thu lời không dưới 90 triệu đồng. Số tiền này gấp ba lần so với thu hoạch từ 1 mẫu mía, vì trừ các chi phí, với giá mía hiện nay (900.000 đồng/tấn) thì người dân chỉ thu về được khoảng 28-30 triệu đồng là cao nhất.

NHU CẦU NGÀY CÀNG LỚN

Khi chúng tôi đến ghi nhận tại địa phương, nhiều nông dân tỏ ra lo ngại vì không biết giá sắn và phụ phẩm từ cây sắn có tiếp tục ổn định ở mức cao như hiện nay hay không. Các nhà máy thu mua sắn lát, gốc sắn băm nhỏ liệu có tiếp tục mua lâu dài hay chỉ nhất thời rộ lên rồi lại chìm xuống khi người dân ồ ạt đầu tư trồng sắn?

Những băn khoăn này có thể được trả lời căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sắn và phụ phẩm từ cây sắn.

Trước hết, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2010, nước ta XK khoảng 1,7 triệu tấn sắn lát khô và các sản phẩm từ sắn sang các thị trường nước ngoài, 90% trong số đó được xuất sang Trung Quốc để phục vụ nhu cầu chế biến thức ăn gia súc và chế biến cồn ethanol.

Ở trong nước, theo tính toán của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện nay sắn vẫn là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với tỷ lệ 10-15% hàm lượng thức ăn chăn nuôi thì hàng năm các DN chế biến thức ăn gia súc sẽ cần khoảng hơn 1 triệu tấn sắn khô cho công nghiệp chế biến.

Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn-IPSARD), ngoài nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi, chế biến bột ngọt, thực phẩm… thì từ năm nay trở đi do nhiều nhà máy sản xuất cồn ethanol ở trong nước bắt đầu được xây dựng và đi vào hoạt động nên nhu cầu thu mua sắn lát và các sản phẩm từ sắn sẽ ngày càng lớn và có sự cạnh tranh về giá cả.

Hiện nay đã có 3 nhà máy sản xuất cồn ethanol ở Bù Đăng (Bình Phước), Tam Nông (Phú Thọ) và Dung Quất (Quảng Ngãi) được xây dựng. Dự tính đến tháng 7-2011 các nhà máy này sẽ đi vào hoạt động. Ngoài 3 nhà máy nói trên, hiện ở TP.HCM cũng có 2 nhà máy khác đang hoạt động, mỗi năm tiêu thụ khoảng 500.000 tấn sắn. Theo dự báo của IPSARD, chỉ riêng nhu cầu sắn khô cho SX cồn ethanol, từ năm 2011 này sẽ lên tới 1,2 triệu tấn/năm, tăng gấp đôi so với năm 2010. 

Riêng về việc phát triển nuôi tằm sắn, theo một cán bộ của Xí nghiệp dâu tơ tằm Lộc Đức, mặc dù vải thô dệt từ tơ tằm sắn có độ xốp cao hơn so với tơ tằm dâu nhưng vẫn giữ được độ mịn, mát vào mùa nóng và ấp vào mùa lạnh nên các DN Trung Quốc “ăn” rất mạnh mặt hàng mới này. Hiện Xí nghiệp Lộc Đức đang đầu tư nhân giống thêm lượng trứng tằm để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nuôi tằm sắn của bà con nông dân. TCty Dâu tằm tơ Việt Nam cũng đã ký hợp đồng với Trung Quốc để nhập khẩu dây chuyền máy sản xuất 200 tấn sợi tằm sắn/năm. Vì thế bà con nông dân có thể mở rộng diện tích sắn, chọn các giống sắn ngắn ngày có thể trồng gối vụ để có thể thu hái lá quanh năm làm thức ăn cho tằm sắn.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm