| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 12/09/2017 , 06:27 (GMT+7)

06:27 - 12/09/2017

Thừa nhận hình ảnh người công an nhân dân chính quy đã bị sụt giảm!

Nhìn nhận về mấy vụ tiêu cực của CSGT mới đây, Trung tướng Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP.HCM thừa nhận hình ảnh người công an nhân dân chính quy đã bị sụt giảm và cảm thấy "đau lòng" trước sự việc.

16-58-36_trung_tuong_le_dong_phong_gim_doc_cong_n_tp_hcm_bi_phi
Trung tướng Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP.HCM (bìa phải)

Tuần vừa rồi, báo chí đã đưa tin (kèm clip hình ảnh, tiếng nói) vụ "Bị đuổi đánh vì quay clip CSGT Rạch Chiếc đang làm việc" và "Cảnh sát giao thông "làm luật" ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất", lại thêm một lần nữa làm xôn xao dư luận.

Nói là “thêm một lần nữa”, vì chuyện này không hề xa lạ gì, mà đã trở thành chuyện “cơm bữa” hằng ngày, ở khắp nơi, ai ai cũng biết. Thậm chí đã thành vấn nạn được đặt tên là nạn “mãi lộ” trắng trợn, và nhiều người đành thừa nhận.

Vấn đề lần này có vẻ khác thường lệ, vì chứng cớ quá rõ ràng là những clip hình ảnh kèm âm thanh, được quay “tại trận”. Ông Giám đốc Công an TP.HCM chua xót thừa nhận hình ảnh người công an nhân dân chính quy đã bị sụt giảm và cảm thấy "đau lòng" trước sự việc. Thực ra, người dân nào cũng đều có sự thừa nhận và xúc cảm như ông thôi, và từ lâu rồi.

Nhưng vấn đề ở đây là cần phải tìm ra cho được những giải pháp, cách thức triệt đến tận gốc tệ nạn này? Như trước nay, thì sẽ lại xuất hiện cái công thức lặp đi lặp lại hàng trăm lần của những người đứng đầu, người có trách nhiệm trong mọi ngành nghề, mà cụ thể ở đây là trong ngành công an.

Lần này thì từ Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lê Đông Phong - Giám đốc Công an TP.HCM, đến Thiếu tướng Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cục CSGT, đều phát biểu mang nội dung rằng: "Quan điểm chung là nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm, không bao che. Sai đến đâu chúng tôi xử lý đến đó", rằng "Tôi và Ban lãnh đạo đã có chủ trương chỉ đạo rất nghiêm. Trước kia đã xử lý một số trường hợp, điều này khẳng định một quyết tâm và hành động thực tế về việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tiêu cực".

Tuy phát biểu có hơi lặp lại, song chúng tôi vẫn tin. Nhưng vấn đề là nạn mãi lộ, “núp” và “cưa đôi tiền phạt” của CSGT dưới quyền các ông vẫn còn, và còn nhiều, thậm chí còn theo cách trắng trợn hơn. Đồng nghĩa với thực tế rằng giải pháp trên là cần nhưng chưa đủ. Vì những hoạt động nhũng nhiễu kiểu này có hàng ngàn, ở khắp cả nước, mà dường như cả chục năm nay chỉ thấy xử lý lẻ tẻ 1-2 vụ.

Vậy phải làm thế nào thì sẽ đủ?

Đây là một cách mà Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP.HCM, đưa ra: "Khi đánh giá, xem xét sai phạm của bất cứ cán bộ, chiến sĩ nào thì cần phải quy cả trách nhiệm liên đới cho cấp chỉ huy, người đứng đầu”, để chính người chỉ huy phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh cán bộ chiến sĩ kịp thời.

Và biện pháp kỹ thuật cũng cần thiết không kém là lắp đặt hệ thống camera gắn liền với mũ của CSGT làm nhiệm vụ (mà Đà Nẵng và Thanh Hóa từng thí điểm). Camera này vừa ghi lại hình ảnh vi phạm của người vi phạm vừa kết nối với hệ thống, để giúp ngành giám sát luôn hành vi của CSGT. Bên cạnh đó, hệ thống camera giao thông cũng phải được trang bị tốt để hỗ trợ giám sát lực lượng CSGT. Một giải pháp tốt như lời giải tốt cho một bài toán, là phải đáp ứng được cả điều kiện cần và điều kiện đủ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm