| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh công nghiệp tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ Hai 12/10/2015 , 09:12 (GMT+7)

Quảng Ninh xác định lấy công nghiệp, dịch vụ là trọng tâm, song chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững bằng cách tái cơ cấu triệt để ngành này, trong đó tập trung xây dựng vùng nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong SX nông nghiệp.

Hơn 300 tỷ đồng/năm hỗ trợ KHCN

Dự án Trung tâm SX giống thủy sản công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống thủy sản tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà với quy mô 125 ha, tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng vừa được tỉnh Quảng Ninh đưa vào hoạt động. Đây là nơi SX, nuôi thực nghiệm giống thủy sản có quy mô lớn trong khu vực, với những chủng loại giống đảm bảo chất lượng, sạch bệnh, phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản của người dân Quảng Ninh và các tỉnh, TP trong cả nước. Đến thời điểm hiện tại, Trung tâm đã bước đầu SX ra nhiều chủng loại giống thủy sản có chất lượng cung cấp cho thị trường.

Bằng nguồn vốn ngân sách, hơn 30 tỷ đồng đã được đầu tư cho riêng lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng KHCN của trung tâm này. Kết quả là 2  trại ương giống cấp 1 công suất 80 triệu con tôm giống/tháng, 2 trại ương giống cấp 2 công suất 40 triệu con tôm giống/tháng đã hoàn thiện. Dự kiến đến đầu năm 2016, Trung tâm sẽ cung cấp 300 – 400 triệu giống tôm thẻ chân trắng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu phát triển các giống thủy sản khác.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hồng Thái Tây, huyện Đông Triều với quy mô trên 100 ha, tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng cũng là một trong những dự án được tỉnh Quảng Ninh kỳ vọng là đòn bẩy trong tái cơ cấu và thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Mục tiêu của dự án là sẽ hình thành nên một trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển SX nông, lâm nghiệp thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, có cơ chế ưu đãi để thu hút các DN có năng lực về công nghệ tham gia đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KHCN.

Xác định được vai trò của hoạt động KHCN, xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ năm 2010 đến cuối năm 2014, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt 139 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng; 9 dự án đầu tư, ứng dụng tiến bộ KHCN với kinh phí trên 182 tỷ đồng. Nhiều đề tài, dự án tạo ra các sản phẩm mới, công nghệ mới; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương được áp dụng có hiệu quả vào SXKD. Bên cạnh đó, hằng năm, tỉnh Quảng Ninh cũng dành 4-5% tổng chi ngân sách thường xuyên dành cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao KHCN trên địa bàn tỉnh. Như vậy, mỗi năm, Quảng Ninh đầu tư khoảng 300-350 tỷ đồng cho nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp.

Từ việc khuyến khích đầu tư, nhiều DN trong và ngoài nước đã ký các bản cam kết, ghi nhớ với các DN Quảng Ninh trong việc cung cấp, chuyển giao, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp, cụ thể: Bản ghi nhớ SX và gia công các loại hoa lan giữa Cty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Long với Cty TNHH Flora (Israel); trồng và chế biến chè tại huyện Hải Hà giữa Cty TNHH Thuấn Quỳnh với Cty Tư vấn đầu tư thị trường Việt Nam; SX giống, ươm tạo và nuôi bào ngư thương phẩm tại Vân Đồn giữa Cty TNHH Đỗ Tờ với Cty SX ương tạo giống bào ngư thương phẩm Đài Loan..

“Hoạt động KHCN được đổi mới theo hướng ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2012, tỉnh đã phê duyệt 21 dự án xây dựng thương hiệu cho nông sản của tỉnh với kinh phí gần 41 tỷ đồng. Đến nay, 21 sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Qua đó, đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, đồng thời đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng và thị trường trong, ngoài tỉnh”, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho hay.

Tập trung vào thế mạnh

Nhờ ứng dụng KHCN, nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước tiến dài. Lĩnh vực trồng trọt đã hình thành một số vùng gieo trồng tập trung như vùng trồng lúa Đông Triều, Quảng Yên với diện tích hơn 10.500ha; vùng trồng rau Quảng Yên, Hạ Long hơn 450ha; vùng hoa 50ha ở Hoành Bồ, Đông Triều; vùng chè hơn 1.100ha tại Hải Hà, Đầm Hà…

Đối với chăn nuôi đã hình thành được các vùng chăn nuôi tập trung với 26 trang trại quy mô 1.000 con lợn thịt và con lợn nái/trang trại; vùng chăn nuôi gà đặc sản bản địa Tiên Yên; vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với diện tích hơn 1.807ha... gắn với đó là quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, là các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Trong lĩnh vực thủy sản, Quảng Ninh đã quy hoạch vùng nuôi trồng tập trung, phát triển các đối tượng nuôi chủ lực có giá trị kinh tế như: Tôm chân trắng, cá rô phi, tu hài, hàu Thái Bình Dương, cá song, cua biển. Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng hàng năm đạt trên dưới 50.000 tấn. Sản lượng chế biến XK đạt khoảng 7.500 tấn/năm.

Theo ông Đặng Duy Hậu, mục tiêu xuyên suốt của nông nghiệp Quảng Ninh trong đề án tái cơ cấu là tập trung phát triển SX gắn với quy hoạch vùng SX sản phẩm tập trung, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong đó, vai trò của DN, người SX là chủ đạo.

Bởi vậy, một trong những giải pháp trọng tâm là thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành cơ chế khuyến khích đầu tư, bên cạnh việc giảm 50% tiền sử dụng đất; miễn tiền thuê đất, mặt nước 11 năm, thì các DN còn được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập DN, thuế VAT và thuế NK.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm