| Hotline: 0983.970.780

Trà chanh chém gió: Một mình Cavani chống băng đảng Brazil

Thứ Ba 26/09/2017 , 06:50 (GMT+7)

Tương lai của Cavani ở PSG ngày càng trở nên mờ mịt khi đội bóng nước Pháp muốn trả anh 1 triệu euro để nhường quyền đá phạt đền cho Neymar.

Cavani (giữa) bên cạnh hai cầu thủ Brazil là Lucas và Neymar

Trước khi mùa giải mới khởi tranh, Edinson Cavani nhận nhiều cảnh báo về “băng đảng” Brazil ở sân Công viên các hoàng tử. Ngoài 2 tân binh là Dani Alves và Neymar, PSG còn 3 cầu thủ xứ samba khác là Thiago Silva, Marquinhos và Lucas Moura. Trong khi đó, cựu cầu thủ Napoli chỉ có một mình.

Nếu người Tây Ban Nha thống trị Chelsea, người Pháp “phủ xanh” Arsenal, thì người Brazil cũng làm được điều tương tự tại Paris. Họ không chỉ nắm giữ những vị trí chủ chốt trong đội hình, mà trên ghế lãnh đạo, bộ đôi Antero Henrique và Maxwell cũng “thân” Brazil khi cùng nói chung tiếng Bồ Đào Nha. Chính cựu cầu thủ Maxwell là người lôi kéo Alves, lật kèo với Man City để gia nhập PSG, tạo tiền đề cho cú áp phe lịch sử với đàn em Neymar.

Thế lực nghiêng trời của người Brazil tại Paris thể hiện rõ qua vụ tranh phạt đền giữa Cavani và Neymar. Lãnh đạo PSG đầu tiên giảng hòa, yêu cầu cựu cầu thủ Barca tôn trọng đàn anh, và giữ nguyên quyền ưu tiên cho Cavani. Tuy nhiên, khi sự việc tạm lắng, gã nhà giàu của bóng đá Pháp lại đề nghị khoản thưởng 1 triệu euro cho tiền đạo người Uruguay, nếu anh chấp nhận nhượng bộ Neymar.

Chân sút 30 tuổi từ chối, và điều ấy càng khiến tương lai của anh trở nên mù mịt. Với tình thế hiện tại, rất khó để Cavani tạo ra tầm ảnh hưởng ở PSG. Trận hòa Montpellier cuối tuần vừa rồi là lời cảnh tỉnh dành cho cựu cầu thủ Napoli. Anh không có nổi một cú dứt điểm nào, dù là vu vơ, trong ngày Neymar vắng mặt.

Cứng rắn không phải lựa chọn khôn ngoan lúc này của tiền đạo chủ lực PSG mùa trước. Nếu đặt lên bàn cân, một mình Cavani, dù xuất sắc tới đâu, cũng không thể đánh đổi với cả nhóm người Brazil, đang thao túng từ quyền lực đến các vấn đề chuyên môn.

Ngày Cavani rời Paris, nhường chỗ cho “vị vua” mới, có lẽ không còn xa nữa.

Xem thêm
Chuyện tình khó quên của tác giả ‘Tiến về Sài Gòn’

Chuyện tình khó quên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, tác giả ca khúc ‘Tiến về Sài Gòn’ được hé lộ trong chương trình Nông nghiệp Radio lúc 20h tối nay 27/4.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm