| Hotline: 0983.970.780

Trà chanh chém gió: Tụt hậu vì không chịu hòa nhập

Thứ Năm 16/11/2017 , 06:50 (GMT+7)

Sau mũi dùi hướng đến HLV Giampiero Ventura và Chủ tịch LĐBĐ Carlo Tavecchio, báo chí Ý tiếp tục tìm ra một nguyên nhân khác khiến đội tuyển nước này chầu rìa World Cup 2018.

ĐT Italy đã lỗi hẹn với VCK World Cup 2018 tại Nga. Ảnh: AP.

Lần gần nhất Ý vô địch World Cup là năm 2006. Ngày đó, họ có một tiền vệ chạy cánh phải cực bền bỉ, lên công về thủ đều đặn là Mauro Camoranesi - một người gốc Argentina. Đến Euro 2012, giải đấu lớn gần nhất nước Ý vào tới trận chung kết, họ lập nên kỳ tích nhờ Mario Balotelli - một tiền đạo gốc Ghana. Hay tại Euro 2016, đội quân áo thiên thanh cũng được coi là vượt qua chính họ khi đánh bại Tây Ban Nha ở vòng 1/8 nhờ một cái tên không hề “thuần Ý’ - Eder, cầu thủ có bố mẹ gốc Ý nhưng được sinh ra tại Brazil.

Vì một lý do nào đó, tất cả những cầu thủ được liệt vào danh sách “lính đánh thuê” đều không được trọng dụng dưới thời Ventura. Balotelli bị ngó lơ, dù nổi như cồn tại Nice. Stephan El Shaarawy, cầu thủ gốc Ai Cập, và Eder mài đũng quần ghế dự bị. Jorginho không được trọng dụng. Điều ấy khiến báo chí xứ mỳ ống tin rằng, đang có một luật ngầm nào đó được giới lãnh đạo bóng đá nước này “thông qua”, nhằm chống lại các cầu thủ hoặc gốc Ý nhưng sinh tại nơi khác, hoặc gốc nước khác nhưng hiện là công dân Ý.

Điều ấy đi ngược lại xu hướng hòa nhập của tất cả các đội tuyển mạnh khác. Đức luôn nằm trong nhóm ba đội mạnh nhất thế giới hơn thập kỷ qua nhờ nhiều cầu thủ gốc Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ như Miroslav Klose, Mesut Ozil, Lukas Podolski, Sami Khedira. Tại Anh, Pháp, cầu thủ da màu được sử dụng rộng rãi từ thập niên 90. Ngay cả Bồ Đào Nha, tân vô địch Euro 2016 cũng cởi mở với vấn đề này. Người mang chức vô địch châu Âu về cho đất nước này - Eder - sinh ra và lớn lên tại Guinea-Bissau.

Khó có thể nói chính sách sử dụng cầu thủ “thuần Ý", như báo chí nước này đồn thổi, là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của thầy trò Ventura. Nhưng chắc chắn, trong ngày đen tối nhất suốt 60 năm qua của bóng đá xứ mỳ ống, yếu tố ấy chiếm trọng lượng không nhỏ.

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm