| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 13/03/2017 , 06:35 (GMT+7)

06:35 - 13/03/2017

Tử thần mang tên Methanol, bao giờ trừ được tận gốc?

Vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng giết đồng loại của mình. Việc những vụ ngộ độc rượu càng ngày càng dày đặc, chứng tỏ những “lò” sản xuất rượu 7 phần nước lã, 3 phần cồn công nghiệp càng ngày càng nhiều.

Từ sau Tết Đinh Dậu đến nay, trên cả nước đã xảy ra hàng chục vụ ngộ độc rượu, với số nạn nhân lên đến hàng trăm người.

Sau vụ ngộ độc rượu ở Lai Châu, khiến hơn 80 người nhập viện, trong đó 9 người bị chết, đến vụ ngộ độc rượu ở Hà Giang, khiến 86 người nhập viện.

Riêng ở Hà Nội, trước và sau tết, đã có gần 20 người ngộ độc rượu phải vào trung tâm chống độc của BV Bạch Mai cấp cứu, trong đó 5 người đã tử vong.

Mới đây nhất, ngày 9/3/2017, 7 sinh viên gồm 5 nam, hai nữ, đều ngụ quận Cầu Giấy, đã phải nhập viện do ngộ độc rượu, trong đó có 3 người bị hôn mê sâu, phải thở máy và lọc máu, tình trạng hết sức nguy kịch. Vụ việc nghiêm trọng đến mức Thủ tướng Chính phủ đã phải có công điện số 371/CĐ-TTg về việc khắc phục hậu quả các vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn VSTP đối với sản phẩm rượu.

Ngộ độc rượu có nguyên nhân trực tiếp là chất Methanol có trong cồn công nghiệp. Cồn công nghiệp được pha vào rượu với mục đích tăng nồng độ của rượu, sản xuất rượu nhanh và giảm giá thành. Đây là một chất cực độc, một khi vào cơ thể, sẽ chuyển hóa thành các axit gây tổn thương tế bào, đặc biệt là mắt, não, dẫn đến tử vong.

Vào cuộc, các cơ quan chức năng đã niêm phong hàng loạt mẫu rượu ở các nhà hàng, có nồng độ Methanol vượt quá ngưỡng cho phép từ 900 đến 2.002 lần. Thế nhưng, rất nhiều người vẫn cứ uống một cách vô tư. Theo thống kê, mỗi năm, người Việt Nam tiêu thụ trên 200 triệu lít rượu không chính thống, tức là rượu do các hộ gia đình tự nấu. Và Việt Nam đang là nước sử dụng rượu đứng thứ 2 trong khu vực, thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới.

Nhưng nếu chỉ kiểm tra tại các nhà hàng ăn uống hay quán nhậu, thì mới là cái ngọn. Còn cái gốc của chúng, tức những “lò” sản xuất những loại rượu đó, thì sao? Một thời, báo chí đã thâm nhập vào một làng chuyên sản xuất những loại “rượu đểu” ở Bắc Ninh. Theo mô tả của phóng viên, thì việc “sản xuất” rượu ở làng đó hết sức đơn giản, chỉ 7 phần nước giếng khoan pha với 3 phần cồn công nghiệp, ngoáy lên mấy cái là thành rượu. Rồi muốn thành loại rượu gì thì thêm hương vị rượu đó (cũng bằng hóa chất) vào. Thứ rượu này chắc chắn có nồng độ Methanol cực cao. Mỗi ngày, hàng chục thùng phuy loại 200 lít loại rượu đó được xuất đi khắp nơi, với giá cực rẻ, chỉ năm, sáu ngàn một lít.

Cơ sở sản xuất loại “rượu nếp 29 Hà Nội” của Nguyễn Duy Vường ở Gia Lâm (Hà Nội) cũng có cách làm tương tự, nghĩa là cũng 7 phần nước lã pha với 3 phần cồn công nghiệp. Và năm 2013, thứ rượu này đã làm chết 6 người ở Quảng Ninh. Vì lợi nhuận, người ta sẵn sàng giết đồng loại của mình. Việc những vụ ngộ độc rượu càng ngày càng dày đặc, chứng tỏ những “lò” sản xuất rượu kiểu đó càng ngày càng nhiều.

Chỉ khi nào những cơ sở sản xuất rượu kiểu đó bị triệt hạ tận gốc, thì mới hết những vụ ngộ độc rượu thương tâm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm