| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 14/06/2011 , 09:57 (GMT+7)

09:57 - 14/06/2011

Việc gì cần chi thì mới chi

Ý kiến của công luận trên báo chí, nhất là trên mạng rất phong phú về đề án chi 70 nghìn tỷ đồng cho giáo dục. Tôi hiểu rằng hiện nay giáo dục đang quản lí‎ một khối lượng trường lớp quá lớn: Tới 12.357 trường mầm non, 28.413 trường phổ thông, 282 trường trung cấp chuyên nghiệp, 149 trường đại học, 277 trường cao đẳng. Đấy là chưa kể đến các trường, lớp thuộc hệ giáo dục thường xuyên.

Trong những năm tới để đáp ứng nguyện vọng của toàn xã hội và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước thì nhất định số trường, lớp, số học sinh, sinh viên còn tăng lên rất nhiều. Vì vậy chi một khoản tiền lớn cho ngành giáo dục là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, ai cũng biết nước ta còn rất nghèo. Nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và nhiệm vị củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh Tổ quốc đang cần chi rất nhiều tiền. Vậy mà ngân sách lại rất có hạn, Giống như một chiếc bánh, phần này xén nhiều thì còn rất ít cho rất các ngành khác.

Vì vậy cần tính toán thật kỹ lưỡng, thật khoa học để việc gì cần chi thì mới chi. Cái gì chi đem lại hiệu quả cụ thể thì mới chi. Tôi đồng tình với ‎ý kiến của GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Đó là: Chúng ta phải từng bước công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách. Và không những chỉ có minh bạch mà còn phải đánh giá được hiệu quả sử dụng ngân sách. Và vì vậy, chúng ta phải thực hiện kiểm toán. Việc này phải thực hiện thường xuyên chứ không chỉ vì tăng ngân sách nên mới làm. Kiểm toán cả trong việc sử dụng ngân sách chung dành cho giáo dục lẫn việc sử dụng ngân sách giáo dục trong các hoạt động khác nhau của cơ sở giáo dục…Một khi chúng ta chưa đủ khả năng cả về đội ngũ lẫn đầu tư và cơ sở vật chất để làm tăng nhanh chất lượng giáo dục thì cần phải tập trung vào một số điểm đột phá phù hợp với khả năng đầu tư và nhu cầu…

Tôi chỉ xin nhấn mạnh một chuyện thôi. Đó là nếu chưa làm nhanh việc xây dựng một bộ chương trình đáp ứng được nhu cầu về hội nhập quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh đất nước thì không nên chi thêm một đồng nào cho việc biên soạn sách giáo khoa. Chương trình của ta, lấy ví dụ như môn Sinh học, tôi đã sưu tầm được trên 70 cuốn sách giáo khoa Sinh học ở nhiều nước và rất ngạc nhiên khi thấy ta chả giống ai cả.

Thời gian thì rất ít mà mọi môn học ở bậc đại học đều đưa hết vào chương trình Sinh học ở bậc phổ thông. Trong khi từ rất lâu rồi học sinh Pháp không học Sinh học (Biologie) mà chỉ học Khoa học về sự sống và về Trái đất (Sciences de la Vie et de la Tere). Ngay một nước rất nghèo như Nepal mà chương trình của họ cũng thật sự đáng được chúng ta tham khảo: Hết lớp 10 coi như học xong kiến thức phổ thông (thế hệ chúng tôi chỉ học có 9 năm). Hai lớp 11 và 12 chia thành 4 chuyên ban, mỗi chuyên ban chỉ học có… 4 môn (ta học 12-13 môn chính và nhiều môn phụ, môn tự chọn khác!). Chính vì vậy nên sách giáo khoa Sinh học của mỗi lớp 11, 12 của họ đều dầy trên 700 trang (còn cần gì dạy thêm, học thêm nữa).

Hãy cho các Hội Khoa học chuyên ngành tham gia biên soạn Chương trình với điều kiện xin các Sứ quán bạn cấp cho chương trình phổ thông của họ để ta tham khảo. Khó khăn gì mà phải đợi tới 2015 mới bắt đầu làm và bao giờ mới xong?

Chuyện sách giáo khoa thì Nhà nước không cần tốn một đồng nào khi đã có được một chương trình tốt có thể dùng yên ổn trong nhiều năm. Giống như nhiều nước trên thế giới việc biên soạn và in sách giáo khoa là chuyện của các nhóm chuyên gia và các nhà xuất bản. Việc chọn bộ sách nào là quyền của mỗi học sinh. Sách nào kém, không được mua thì tự phá sản. Sách nào sai chương trình thì bị đình chỉ phát hành. Đâu có khó khăn gì, nếu không vì chuyện … lợi nhuận? ‎

Tôi chỉ xin góp rất ngắn như vậy để nhường chỗ cho chính kiến của các chuyên gia giáo dục, các thày, các cô đang đứng lớp.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm