| Hotline: 0983.970.780

Xét xử vụ đại án ở VINALINES

Thứ Tư 11/12/2013 , 11:08 (GMT+7)

Vụ đại án "Tham ô" và "Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vào ngày 12/12/2013, đang thu hút sự quan tâm của cả nước.

Vụ đại án "Tham ô" và "Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử vào ngày 12/12/2013, đang thu hút sự quan tâm của cả nước. Trước khi tường thuật phiên tòa, chúng tôi xin đưa một số thông tin về vụ án để bạn đọc hiểu rõ việc những bị cáo trong vụ án đã tàn phá nền kinh tế của đất nước như thế nào.

Chân dung bị cáo "đầu vụ" Dương Chí Dũng

10 bị cáo bị đưa ra xét xử trong phiên tòa này, gồm: Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải thuộc Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines); Mai Văn Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Vinalines); Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng Giám đốc Vinalines kiêm Trưởng Ban quản lý (BQL) mua ụ nổi 83M); Bùi Thị Bích Loan (nguyên Kế toán trưởng Vinalines); Trần Hải Sơn (nguyên Giám đốc Cty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines); Mai Văn Khang (nguyên cán bộ BQL dự án Vinalines); Lê Văn Dương (nguyên Đăng kiểm viên); Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức, đều là cán bộ Hải quan Cảng Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. 

Cả 10 bị cáo đều bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) truy tố về tội "Cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại điều 165 Bộ luật Hình sự (BLHS). Riêng Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn bị truy tố thêm tội "tham ô tài sản" được quy định tại điều 278 BLHS.


Dương Chí Dũng bị bắt sau hơn 3 tháng lẩn trốn

Dương Chí Dũng được coi là bị cáo "đầu vụ" trong đại án này. Sinh năm 1957, là con trai cả của một vị nguyên Giám đốc Công an TP Hải Phòng. Học hành không mấy giỏi giang nên sau khi tốt nghiệp PTTH đã không thi đỗ vào đại học, phải chọn con đường đi lao động xuất khẩu tại Cộng hòa Dân chủ Đức. 

Khi bức tường Berlin sụp đổ, Dương Chí Dũng về nước và xin được vào làm việc tại Văn phòng Công đoàn Cảng Hải Phòng. Năm 1994, Dương Chí Dũng chuyển sang làm việc tại Liên hiệp các Xí nghiệp nạo vét (Tổng Cty Xây dựng Đường thủy sau này), cũng năm ấy Dũng được đề bạt làm Phó Giám đốc Cty Nạo vét sông 1.

Những năm sau đó, Dương Chí Dũng đã theo học và tốt nghiệp hệ tại chức Trường Đại học Hàng hải rồi làm luôn luận văn thạc sĩ, tiến sĩ kinh doanh thương mại. Nhờ những học vị này, ông ta lần lượt được đề bạt làm Giám đốc Cty Nạo vét sông 1 rồi Tổng Giám đốc TCty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco).

Chính trong thời gian làm Tổng Giám đốc Vinawaco, ngài tiến sĩ kinh doanh thương mại Dương Chí Dũng đã để TCty này thua lỗ triền miên, nợ nần ngập cổ, đơn thư kiện cáo khắp nơi. Đến tận thời điểm ông ta chuẩn bị ra trước vành móng ngựa này, hậu quả của món nợ khổng lồ đó vẫn "phát huy tác dụng" hết sức nặng nề, đến nỗi DN này phải nhiều lần đề nghị Bộ GTVT "khoanh lại" chờ xử lý.

Nhưng thay vì buộc Dương Chí Dũng phải ở lại Vinawaco để giải quyết những hậu quả do mình gây ra, thì không hiểu sao Bộ GTVT lại đề bạt ông ta lên một chức vụ cao hơn là Tổng Giám đốc rồi Chủ tịch HĐTV của Vinalines. 

Chức vụ mới, quyền lực cao hơn, nhưng ngài tiến sĩ kinh doanh thương mại vẫn chẳng làm được việc gì hơn việc tiếp tục đẩy Vinalines vào con đường thua lỗ triền miên, oằn lưng với gánh nợ nhiều ngàn tỷ đồng không biết bao giờ mới trả nổi. Để rồi khi Vinalines mấp mé bờ vực phá sản thì Dương Chí Dũng lại được nhấc lên một chức vụ cao hơn nữa là Cục trưởng Cục Hàng hải.

Nhưng lần này thì không thoát. Tìm ra những dấu hiệu tham ô, cố ý làm trái của Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố vụ án hình sự "cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Vinalines và ngày 17/5/2012 đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam để điều tra đối với Dương Chí Dũng. Nhưng khi thực hiện lệnh bắt thì bị can đã biệt tích.

Quá trình điều tra đã làm rõ, chiều ngày 17/5/2012, không rõ từ ngồn tin nào mà Dương Chí Dũng biết trước mình sẽ bị bắt, nên đã điện cho em trai mình là Dương Tự Trọng, nguyên đại tá, lúc đó đang làm Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng. Ngay lập tức Trọng đã bố trí cho anh lẩn trốn tại nhà người bạn gái của mình tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy (TP Hà Nội). 

Từ đây, y được em trai mình và một số đồng bọn đưa đến thị trấn Quảng Hà (huyện Hải Hà, Quảng Ninh). Định đưa Dũng trốn sang Trung Quốc nhưng sợ không an toàn nên chúng quyết định đưa y trốn sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch. (Còn nữa)

Đến Phnom Penh, Dương Chí Dũng được đưa tiếp sang Singapore để làm thủ tục trốn sang Mỹ nhưng không thoát vì lệnh truy nã quốc tế đối với Dương Chí Dũng đã được cơ quan điều tra phát đi, đành lộn trở về Campuchia. Ngày 4/9/2012, Dương Chí Dũng bị bắt sau hơn 3 tháng lẩn trốn.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm