| Hotline: 0983.970.780

Xin được thoát nghèo

Thứ Sáu 08/11/2013 , 09:29 (GMT+7)

Một điều khá lạ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thời gian gần đây nhiều gia đình trong diện hộ nghèo, cận nghèo nhưng họ làm đơn mong được ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

Một điều khá lạ ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, thời gian gần đây nhiều gia đình trong diện hộ nghèo, cận nghèo nhưng họ làm đơn mong được ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

TỰ NGUYỆN XIN RÚT

Để tìm hiểu sự việc, chúng tôi về xã Bình Dương, huyện Thăng Bình. Năm 2012, xã có 4 hộ ở thôn 1 xin thoát nghèo. Và năm 2013 tiếp tục có hộ xin được thoát nghèo.

Ông Cao Thành Phiện, Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết: Việc người dân xin thoát nghèo xã không ép buộc, ở đây các hộ dân tự nguyện. Hộ nào xin thoát nghèo thì xã kịp thời khen thưởng, biểu dương ngay. Đơn cử ngày 7/11/2013, thôn tổ chức ngày hội đoàn kết toàn dân, chúng tôi tuyên dương anh Dương Mân (SN 1967) vừa xin thoát nghèo.

Nhà anh Mân ở thôn 4, nằm trong diện di dời nên chuyển đến chợ tạm thôn 6 của xã sinh sống. Hoàn cảnh của anh Mân khá bi đát. Trước đây, anh bị vô tù ra tội đến 3 lần. Năm 2010, anh Mân bắt đầu cưới vợ và có một người con nay hơn 1 tuổi. Cả 3 người sống trong một ki ốt gần 30 m2.


Vợ chồng anh Mân đang còn khó khăn nhưng xin thoát nghèo

Anh Mân nói: Ở trong thôn, tôi xếp thứ 7 về hộ nghèo. Tôi hỏi: Được hộ nghèo gia đình anh hưởng nhiều chính sách lắm, sao lại từ chối vậy? Anh Mân: “Chú nói đúng, hộ nghèo có lợi thật. Như gia đình tui mỗi tháng được hỗ trợ tiền điện 30.000 đồng. Ngoài ra, được cấp bảo hiểm y tế, ngày lễ tết được nhận quà của chính quyền địa phương, cơ quan đoàn thể và nhiều tấm lòng hảo tâm. Đặc biệt, ngân hàng cho vay vốn với lãi suất thấp”.


Cuộc sống còn thiếu thốn nhưng anh Mân không muốn mình nghèo

Vậy tại sao anh lại xin thoát nghèo? Anh Mân cười: “Sau khi ngân hàng cho vay 20 triệu đồng, mua ki ốt này hết 15 triệu đồng, còn 5 triệu làm vốn buôn bán gà, vịt ở chợ. Mỗi ngày hai vợ chồng thu được 50 – 100 ngàn đồng. Tích trữ thì không có nhưng cuộc sống qua ngày đủ cái ăn, mặc.

Thực tế, ở thôn có nhiều người già yếu, họ không lao động được nhưng ốm đau thường xuyên, còn tui đang khỏe mạnh không làm việc này thì làm việc khác. Tui không muốn nghèo nữa, muốn phấn đấu làm giàu nên xin thoát thôi”.

Khác với anh Mân, gia đình bà Nguyễn Thị Một, ở thôn 1, xã Bình Dương được xem là nghèo truyền thống của xã, đã 10 năm. Hoàn cảnh mẹ góa con côi nhưng trong năm 2012, bà tự nguyện xin ra khỏi danh sách. “Ngày trước con trai đi học thì tui vất vả lắm. Nhưng nay con đã ra trường, tui xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để nhường suất nghèo cho hộ khác có hoàn cảnh khó khăn hơn”, bà Một chia sẻ.


Nhà cửa sập sệ không có tiền sửa chữa nhưng anh Mân xin thoát nghèo

Xã Bình Dương (gồm 7 thôn) với 2.332 hộ, 8.135 nhân khẩu. Trong đó, 338 hộ nghèo chiếm 14,4%; 244 hộ cận nghèo chiếm 10,6%.

Chủ tịch xã Cao Thành Phiện cho biết: Trong Nghị quyết của xã, chúng tôi đề ra mỗi năm giảm 2-3% hộ nghèo, việc các hộ dân tự nguyện là điều đáng mừng. Bởi họ cố gắng vươn lên thoát nghèo. Hiện 5 hộ giơ tay rút khỏi hộ nghèo, những hộ này không phải đã hết nghèo mà muốn xin ra khỏi danh sách để bản thân nỗ lực tự vươn lên. Xã sẽ có những chế độ đãi ngộ như hỗ trợ vốn vay để giúp họ thoát nghèo bền vững.

TỰ TRỌNG NGƯỜI NGHÈO

Thực tế gia đình hộ nghèo được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, do đó không ít hộ dân rất muốn được nằm trong diện nghèo. Ấy thế mà, mới đây trong đợt bình xét hộ nghèo và được lọt vào danh sách thì bỗng dưng có 6 hộ (2 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo) xã Bình Quế, huyện Thăng Bình lại đột ngột viết đơn gửi lên thôn, xã xin được loại ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Chuyện họ viết đơn không phải ai lôi kéo, ép buộc mà thấy mình không còn thực sự nghèo nữa.

Gia đình chị Võ Thị Hòa (SN 1975) ở tổ 11, thôn Bình Xá, một hộ có hoàn cảnh éo le. Cách đây 3 năm, chồng chị Hòa bị bệnh tim qua đời để lại cho chị một đống nợ. Mình chị nuôi hai đứa con ăn học. Hiện đứa con gái đang học cấp 3 ở Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Tam Kỳ, mỗi tháng phải chu cấp 1 triệu đồng và đứa con trai đang học lớp 1, học bán trú mỗi tháng tốn vài ba trăm ngàn đồng.

Vậy mà, chị Hòa lại viết đơn xin thoát nghèo. Trong nội dung đơn gửi lên xã chị viết ngắn gọn: “Trong những năm qua gia đình tôi là hộ nghèo của xã được sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhà nước và nhân dân, họ tộc, gia đình tôi đã nỗ lực cố gắng chăm chỉ làm ăn, quyết tâm vươn lên để thoát nghèo để khỏi phụ lòng quan tâm, giúp đỡ của nhà nước và nhân dân, họ tộc và anh em thân thuộc.

Nay tôi nhận thấy tuy còn khó khăn nhưng đã thay đổi nhiều so với các năm trước. Vậy gia đình tôi viết đơn này xin thoát nghèo năm 2014”.

Chúng tôi tìm về nhà chị Hòa, thấy tài sản gia đình chỉ là căn nhà cấp 4, đồ dùng thiếu thốn rất nhiều. Chị Hòa cho hay: “Cũng chẳng có gì là lạ đâu chú, tui thấy mình đã hưởng được nhiều của nhà nước rồi. Nay mình còn sức khỏe, mình làm kiếm thêm thu nhập nuôi đủ gia đình”.


Đơn thoát nghèo của hộ gia đình chị Võ Thị Hòa

Chị buôn bán cá, rau thịt ở chợ, mỗi ngày kiếm được 50-100 ngàn đồng, có thời gian thì đi bán bảo hiểm ăn hoa hồng. Tính ra mỗi tháng không còn dư nhưng cũng trang trải cuộc sống 3 mẹ con.

Với cách lý giải như vậy nhưng tôi biết rằng, hoàn cảnh chị Hòa đang còn rất khó khăn nhưng chị không muốn nghèo, bởi trong thôn còn nhiều người nghèo hơn nhà chị. Nhiều gia đình đang cần được nhà nước hỗ trợ, còn chị nay đã làm đủ ăn, đủ mặc qua ngày, việc chị rút hộ nghèo là muốn nhường suất cho người khác.

“Khi biết mình làm đơn thoát nghèo nhiều người chửi mình dại. Họ nói rằng để nghèo mà hưởng ưu đãi của nhà nước. Như hai đứa con mồ côi cha đi học nằm trong diện hộ nghèo (hai đứa được hỗ trợ 1 đứa) thì nhà nước sẽ trợ cấp cho 180.000 đồng/tháng nhưng giờ không còn hộ nghèo nữa sẽ bị cắt, ngu chi mà xin thoát nghèo.

Nếu nghĩ như mọi người thì ai cũng muốn nghèo và nhà nước phải chi một khoản tiền rất lớn cho những người thực sự đã thoát nghèo nhưng vẫn cứ đòi nghèo”, chị Hòa tâm sự.

+ Hiện Quảng Nam có 69.344 hộ nghèo/232.857 khẩu nghèo, chiếm tỷ lệ 17,93% so với tổng hộ dân toàn tỉnh, giảm 2,97% so với năm 2011 (20,90%); có 50.933 hộ cận nghèo/192.445 khẩu cận nghèo, chiếm tỷ lệ 13,18%, giảm 0,88% so với năm 2011 (14,06%). Số hộ thoát nghèo 11.109 hộ, trong đó hộ thoát nghèo lên diện hộ cận nghèo là 8.753 hộ; hộ thoát nghèo vượt qua cận nghèo là 2.356 hộ.

+ Mới đây, ngày 29/10/2013, UBND Quảng Nam thông qua Đề án thí điểm thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo giai đoạn 2013-2015.

Trong đó có nội dung tiến hành thí điểm thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo giai đoạn 2013-2015 nhằm động viên, khích lệ kịp thời đối với hộ thoát nghèo, xã và thôn thoát nghèo, xã và thôn có tỷ lệ thoát nghèo cao và bền vững.

Từng bước xóa bỏ dần tình trạng không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước; nêu gương điển hình và phát động phong trào thoát nghèo.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm