| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 20/05/2010 , 10:04 (GMT+7)

10:04 - 20/05/2010

Xin lỗi anh... CSGT

Bạn tôi vào Sài Gòn chơi. Để khỏi làm phiền anh em, bạn bè trong việc đưa đón, bạn mượn một chiếc xe máy, tự đi thăm thú phố xá, di tích, chùa chiền. Một hôm, lớ ngớ thế nào, bạn đi lấn tuyến và bị CSGT tuýt còi dừng xe lại. Do trong túi không mang sẵn tiền, lại sợ nếu bị giữ xe thì sẽ phiền tới người cho mượn, bạn đành phải giở bài…năn nỉ và được anh CSGT miễn cưỡng cho qua.

Khi nghe bạn kể lại chuyện đó, tôi hỏi “Ông năn nỉ cách nào vậy?”. Bạn cười bảo “Thì nói là em ở nhà quê ngoài Bắc, lần đầu vào Sài Gòn nên đi đứng còn lớ ngớ, nên vô tình phạm luật. Em xin lỗi anh CSGT. Mong anh thông cảm và bỏ qua cho”. Nghe bạn nói vậy, tôi nửa đùa nửa thật “Ơ, sao ông lại xin lỗi anh CSGT? Ông chỉ vi phạm Luật Giao thông thôi mà. Nếu có xin lỗi thì phải xin lỗi…luật chứ”. Bạn tôi ngớ người ra rồi cười gượng “Ờ nhỉ. Đúng là mình vi phạm Luật Giao thông, nhưng biết Luật là…ông nào mà xin lỗi. Lúc đó chỉ biết có anh CSGT đang nắm “quyền sinh quyền sát” trong tay thôi. Không xin lỗi anh ta thì xin lỗi ai?”.

Rồi bạn nói tiếp “Mà tôi thấy Luật Giao thông là chung cả nước, nhưng mỗi nơi lại áp dụng mỗi khác hoặc mỗi anh CSGT lại áp dụng mỗi khác, ông ạ. Chẳng hạn, khi tôi đi xe ở thành phố Thanh Hoá hay ra Hà Nội, mấy lần bị phạt vì rẽ phải khi có đèn đỏ hoặc dừng xe lấn trên vạch vôi. Còn ở Sài Gòn, lại tha hồ rẽ phải khi đèn đỏ và có thể dừng xe ngay cả trên vạch vôi dành cho người đi bộ băng ngang đường”.

Lời nói của bạn chợt làm tôi nhớ lại lần về Tiền Giang gần đây, tôi bị CSGT tuýt còi và phạt vì lỗi rẽ phải khi có đèn đỏ. Trong khi đó, nếu đi xe ở TPHCM, Long An hay Bình Dương, chưa bao giờ tôi bị phạt vì lỗi ấy. Xem ra, chuyện xử phạt tuỳ theo từng anh CSGT, tuỳ theo lực lượng CSGT ở từng địa phương, vẫn còn khá phổ biến, bất chấp một thực tế rằng Luật Giao thông chỉ có một mà thôi.

Hôm nay, 20/5/2010 là CSGT trên cả nước sẽ xử phạt các lỗi vi phạm giao thông đường bộ theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP. Áp dụng Nghị định này, lần đầu tiên, một số thành phố lớn sẽ xác định ranh giới nội và ngoại thành để có mức xử phạt khác nhau. Ngoài ra cũng còn một số quy định mới mẻ khác. Nhưng nếu như chuyện xử phạt trên thực tế còn phụ thuộc nhiều vào cảm tính của từng anh CSGT, của lực lượng CSGT từng địa phương, thì có lẽ sẽ còn nhiều chuyện dở khóc, dở cười.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm