| Hotline: 0983.970.780

Cần giải cứu khẩn cấp!

Thứ Năm 17/05/2012 , 09:49 (GMT+7)

NNVN đã nhận được nhiều kiến nghị phản hồi của các chủ trang trại, DN chăn nuôi… sau loạt bài “Chăn nuôi gặp đại họa”.

Giải pháp nào để khai thông thị trường, giúp người chăn nuôi qua cơn nguy kịch hiện nay? NNVN đã nhận được nhiều kiến nghị phản hồi của các chủ trang trại, DN chăn nuôi… sau loạt bài “Chăn nuôi gặp đại họa”. 

>> “Khủng hoảng thừa” sẽ nghiêm trọng hơn?
>> Lỗ không còn ngóc đầu lên được
>> Trứng chất như núi



Người chăn nuôi đang chờ đợi giải pháp giải cứu khẩn cấp của các Bộ, ngành

Sao không nghĩ chuyện tạm trữ! 

“So với các sản phẩm nông nghiệp khác thì sản phẩm chăn nuôi hiện nay thiệt thòi hơn cả. Bởi hầu hết các mặt hàng nông sản như lúa gạo, muối, đường… khi bị rớt giá, thị trường ứ đọng Chính phủ đều có chính sách giao cho các DN mua tạm trữ để giữ giá. Vẫn biết sản phẩm chăn nuôi có đặc thù riêng, khó dự trữ, tuy nhiên, nên chăng nhà nước cũng cần đặt vấn đề tạm trữ sản phẩm chăn nuôi – điều mà hiện nay ngành trồng trọt đã làm rất tốt?

Về vấn đề vốn, mới đây tôi được biết Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng áp dụng trần lãi suất cho vay đối với nông nghiệp là dưới 15%/năm. Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng đối với những người vay mới từ sau ngày 8/5/2012. Bản thân trang trại của tôi, năm 2011 khi xây dựng trang trại phải vay 5 tỉ đồng, do thủ tục cho vay của các ngân hàng quốc doanh quá khó khăn, nên chúng tôi buộc phải vay của các ngân hàng ngoài quốc doanh với lãi suất rất cao, 20%/năm. Rõ ràng, giải pháp áp trần lãi suất vừa qua chỉ mang tính “chữa cháy” mà thôi, chứ các trang trại cần giải cứu thực sự như chúng tôi lại không được hưởng ưu đãi gì”.

Anh Hoàng Ngọc Đoàn – chủ trang trại gia cầm xã Tầm Xá, huyện Đông Anh, Hà Nội

Hãy để cho thị trường tự định đoạt! 

“Còn nhớ hồi tháng 6, tháng 7 năm 2011, trước tình hình giá thịt tăng cao, người chăn nuôi chưa lãi được bao nhiêu thì các Bộ ngành Trung ương lập tức ra tay họp bàn liên tục để “hạ sốt” giá thịt bằng hàng loạt biện pháp, trong đó có việc “bật đèn” cho các DN chăn nuôi nước ngoài tuồn thịt ồ ạt vào thị trường nước ta. Thậm chí, động tác “hạ sốt” mạnh tay quá đến nỗi ngay sau đó, người chăn nuôi lại lao đao vì giá thịt hạ. Bây giờ, giá thịt gà, thịt lợn tụt thê thảm suốt gần 2 tháng nay, tại sao không thấy Bộ ngành nào bàn cách cứu nông dân? Quy luật của thị trường lúc sốt giá, lúc hạ giá là chuyện bình thường, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào vấn đề giá, mà hãy để cho thị trường tự định đoạt.

Về chính sách ưu đãi, tôi được biết vừa qua Chính phủ vừa tung ra gói vốn hỗ trợ tới hai mấy nghìn tỉ đồng để cứu các DN nhỏ và vừa. Bản thân các trang trại như chúng tôi, riêng vốn đầu tư ban đầu đã hàng chục tỉ đồng, vốn hoạt động thường xuyên cũng lên tới hàng tỉ đồng, như thế về quy mô đầu tư mà nói thì thậm chí còn hơn rất nhiều DN của ngành nghề khác. Thế nhưng các trang trại hiện nay có được xếp vào loại DN nào đâu? Nên chăng, các trang trại cũng được xếp vào diện các DN cần được cứu nguy khẩn cấp từ gói vốn của Chính phủ”.

Ông Lê Huy Lộc – chủ trang trại gia cầm xã Cẩm Bình, Cẩm Giàng, Hải Dương

Cần “kích cầu” khẩn cấp 

“Ở nhiều nước, khi các sản phẩm nông sản nào đó như thịt, trứng, hay khoai tây… bị “dính oan” vào các nghi vấn về vấn đề ATTP hoặc vì tiêu dùng ế ẩm, tôi thấy họ thường tổ chức các chương trình ẩm thực có các nguyên thủ quốc gia trực tiếp tham dự, ăn các sản phẩm nông sản đó, đồng thời trấn an và kêu gọi người dân đẩy mạnh mua sản phẩm. Các chương trình này sẽ được truyền hình trực tiếp và thông tin rộng rãi qua báo chí. Điều này ở Việt Nam lâu nay chưa có tiền lệ.

Về giải pháp trước mắt, theo tôi cần phải khơi thông việc XK thịt. Mới đây, tôi được biết Trung Quốc đã quyết định ngừng NK thịt từ Việt Nam. Mặc dù lượng thịt lợn trong nước XK qua Trung Quốc hiện không lớn, nhưng nếu tháo gỡ được nguồn XK này, sẽ giải phóng được khá lớn lượng thịt lợn tồn đọng, đặc biệt từ nguồn chăn nuôi nhỏ lẻ ở miền Bắc.

Nguyên nhân khiến sản phẩm chăn nuôi ứ đọng nghiêm trọng thời gian qua theo tôi xuất phát từ thói quen gia nhập và rút lui thị trường quá dễ dàng của một bộ phận lớn người chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện từ cuối năm 2011 đến nay tình hình dịch bệnh khá yên ắng. Về lâu dài, các chính sách ưu đãi cho chăn nuôi không nên dàn trải cho các đối tượng chăn nuôi này, mà nên ưu tiên trọng tâm cho các trang trại và DN chăn nuôi lớn có tiềm lực, nhằm tăng tính cạnh tranh với DN chăn nuôi nước ngoài”.

Anh Nguyễn Hồng Hà – GĐ Cty cổ phần chăn nuôi Alpha, Văn Giang - Hưng Yên 

Giảm thuế NK cho vật tư chăn nuôi 

Là một DN NK và phân phối sản phẩm vật tư chuồng trại, tôi thấy muốn tăng cạnh tranh với các DN chăn nuôi nước ngoài, các trang trại và DN chăn nuôi trong nước hiện nay buộc phải đầu tư dây chuyền chăn nuôi hiện đại ngang với họ. Trong khi đó, chi phí đầu tư thiết bị và hệ thống chuồng trại này hiện rất lớn, làm đội giá thành sản phẩm lên. Điều này một phần do thuế NK các mặt hàng vật tư chuồng trại đang rất cao, tới 15 – 20%. Nhà nước cần phải xem các mặt hàng vật tư chăn nuôi là hàng hóa ưu tiên đặc biệt, giảm thuế tối đa, đồng thời có chính sách “bơm” vốn ưu đãi cho các trang trại chăn nuôi đầu tư vật tư chuồng trại ban đầu.

Ông Phan Hoài Giang – Cty cổ phần vật tư – thú y Đông Á, Từ Liêm - Hà Nội

Ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam:

“Tôi kiến nghị 3 giải pháp nhà nước cần phải ra tay khẩn cấp để cứu ngành chăn nuôi. Thứ nhất, phải xếp các trang trại chăn nuôi lớn vào diện DN cần được hỗ trợ khẩn cấp, và giành một phần nhỏ trong gói vốn hai mấy nghìn tỉ đồng vừa qua của Chính phủ để hỗ trợ trực tiếp cho họ. Thứ hai, can thiệp các ngân hàng để họ hạ lãi suất và gia hạn nợ cho các hộ chăn nuôi lớn. Thứ ba, tôi thay mặt Hiệp hội TĂCN Việt Nam, kêu gọi các DN SX - KD TĂCN chung tay với người chăn nuôi, không tăng giá cám trong thời gian tới, đặc biệt là cám gia cầm”.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm