| Hotline: 0983.970.780

1.800ha lúa ở huyện Châu Thành được hỗ trợ phân bón hữu cơ mỗi năm

Thứ Bảy 16/03/2024 , 14:47 (GMT+7)

Sóc Trăng Gắn với chiến lược phát triển lúa đặc sản, hữu cơ của tỉnh Sóc Trăng, mỗi năm, huyện Châu Thành hỗ trợ nguồn phân bón hữu cơ cho khoảng 1.800ha sản xuất lúa.

Vụ đông xuân 2023 - 2024, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công ty Cổ phần Grow FA thử nghiệm mô hình sử dụng phân bón hữu cơ Matsuda Organic trên quy mô 2ha tại xã Hồ Đắc Kiện và Thiện Mỹ.

Mô hình sản xuất lúa an toàn, chất lượng cao sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic do Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành phối hợp với Công ty Cổ phần Grow FA triển khai tại xã Thiện Mỹ. Ảnh: Kim Anh.

Mô hình sản xuất lúa an toàn, chất lượng cao sử dụng phân hữu cơ Matsuda Organic do Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành phối hợp với Công ty Cổ phần Grow FA triển khai tại xã Thiện Mỹ. Ảnh: Kim Anh.

Nông dân Trần Văn Gõ ở ấp Mỹ Đức, xã Thiện Mỹ được hỗ trợ thực hiện canh tác 7.000m2 lúa Đài Thơm 8. Trong quá trình thăm đồng, ông Gõ nhận thấy, lá lúa xanh, dày, cứng cây, số chồi hữu hiệu rất nhiều. Khi nhổ lúa lên kiểm tra, rễ dài, mập hơn so với các ruộng lúa không sử dụng phân bón hữu cơ lân cận.

“Hàng năm vụ đông xuân tôi sử dụng 45 - 50kg phân bón hóa học, xịt 7 - 8 lần thuốc bảo vệ thực vật. Riêng vụ đông xuân năm nay, kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ Matsuda Organic, đến thời điểm này cận ngày thu hoạch, số lượng phân bón sử dụng là 32kg, số lần phun thuốc cũng giảm còn 5 lần”, ông Gõ tính toán.

Nhờ giảm được 2 yếu tố chính là phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, vụ đông xuân này ông Gõ tin chắc lúa trúng mùa, với năng suất ước khoảng 9,5 tấn/ha.

Khoảng 5 năm trở lại đây, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành đã mở lối sản xuất hữu cơ cho bà con nông dân trên địa bàn. Ước tính mỗi năm, địa phương này liên kết với các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ nguồn phân bón hữu cơ cho khoảng 1.800ha sản xuất lúa.

Ông Nguyễn Văn Hận, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành vui mừng vì hiệu quả mô hình mang lại cho nông dân trên địa bàn. Đây là động lực để bà con tiếp tục đầu tư sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, tiến tới tiêu chuẩn hữu cơ, theo Chiến lược phát triển lúa đặc sản gắn với hữu cơ của tỉnh Sóc Trăng.

Giám đốc Công ty Cổ phần GFA - ông Trần Văn Thắng cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp đã phối hợp với nhiều địa phương vùng ĐBSCL triển khai các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ Matsuda Organic. Đồng thời, Grow FA cũng cung cấp vật tư phân bón đầu vào cho một số doanh nghiệp, HTX sản xuất lúa gạo hữu cơ. Đồng hành cùng với phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm