| Hotline: 0983.970.780

5 tháng đầu năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 21%

Thứ Sáu 31/05/2024 , 17:34 (GMT+7)

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 24,14 tỷ USD, tăng 21%, thặng dư thương mại đạt 6,53 tỷ USD, tăng 64,5% so với cùng kỳ.

Có giải pháp để triển khai cấm biển

Ngày 31/5, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch gồm 2 mục tiêu tổng quát, 8 mục tiêu cụ thể và 8 giải pháp. Theo đó, để triển khai hiệu quả Quy hoạch này, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự vào cuộc của các địa phương, gắn với Quyết định 1664/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến 2030.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, nếu tổ chức tốt, ngành nuôi biển của Việt Nam sẽ cập nhật được với đà phát triển của quốc tế. Ảnh: TL.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, nếu tổ chức tốt, ngành nuôi biển của Việt Nam sẽ cập nhật được với đà phát triển của quốc tế. Ảnh: TL.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, việc xây dựng Quy hoạch đã được các đại biểu góp ý để hoàn thiện và sớm trình Thủ tướng, đồng thời nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện ở các địa phương là rất quan trọng. Theo đó, để triển khai Quy hoạch, Bộ NN-PTNT đã dự thảo kế hoạch triển khai giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ trưởng cho biết, Quy hoạch mới sẽ được triển khai đồng bộ cùng Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ trưởng nhấn mạnh, các quy hoạch và chính sách sẽ tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, không có sự chồng chéo và mâu thuẫn. Thứ trưởng đề nghị các địa phương bố trí nguồn lực triển khai theo đúng tinh thần chỉ đạo.

Trong giai đoạn trước mắt, cần tổ chức đánh bắt cho ngư dân và có các giải pháp để triển khai cấm biển. Việc cấm biển đã có nhiều quy định và áp dụng theo thời gian nhất định, nhất là trong mùa sinh sản để bảo vệ và bổ sung nguồn lợi thủy sản.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết đến năm 2030, mục tiêu của ngành thủy sản đặt ra là khai thác đạt mức 2,8 triệu tấn và nuôi biển đạt 850.000 tấn. Tuy nhiên, ngành thuỷ sản đã đi trước một bước khi dự kiến đến cuối năm 2024 nuôi biển dự kiến sẽ đạt trên 850.000 tấn và đến năm 2030 sẽ đạt 1,45 triệu tấn.

“Với xu thế phát triển này, cùng với việc đầu tư hạ tầng, bảo tồn và tăng cường nuôi trồng, chúng ta sẽ đạt và vượt các mục tiêu đề ra. Đặc biệt, với công nghệ nuôi biển hiện đại, nếu tổ chức tốt việc rà soát, giao mặt nước biển, giống, thức ăn, dinh dưỡng, phòng bệnh và sơ chế, chế biến, ngành nuôi biển của Việt Nam sẽ cập nhật được với đà phát triển của quốc tế”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.

Sản xuất thắng lợi nhờ dự báo tốt hạn mặn

Thông tin với báo chí về tình hình sản xuất của ngành nông nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2024 bên lề hội nghị công bố Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: 5 tháng đầu năm 2024, ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế, ngành nông nghiệp nước ta phải đối mặt với áp lực lớn từ biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, dưới sự điều hành và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo Bộ NN-PTNT, nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Cụ thể: Sản lượng lúa gạo đạt 17,84 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ. Về chăn nuôi, đàn lợn tăng 3,8% và gia cầm tăng 3,3%, đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định, trong khi giá sản phẩm chăn nuôi tăng sau nhiều năm, có lợi cho người chăn nuôi. Ngành thủy sản đạt 3,5 triệu tấn, trong đó khai thác và nuôi trồng lần lượt đạt 1,9 và 1,6 triệu tấn, tăng 2,6%. Lâm nghiệp đạt 12,5 triệu m³ gỗ từ rừng trồng, tăng 3,7%.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 5 tháng đầu năm đạt 24,14 tỷ USD, tăng 21%, với thặng dư thương mại 6,53 tỷ USD, tăng 64,5% so với cùng kỳ.

Với những con số trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tin tưởng dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng và sự cố gắng của Bộ NN-PTNT, kết quả ngành nông nghiệp năm nay dự báo sẽ rất khả quan.

Việc dự báo tốt tình hình hạn mặn đã giúp sản xuất nông nghiệp các tháng đầu năm gặt hái thắng lợi. Ảnh: Trung Chánh. 

Việc dự báo tốt tình hình hạn mặn đã giúp sản xuất nông nghiệp các tháng đầu năm gặt hái thắng lợi. Ảnh: Trung Chánh. 

Theo Thứ trưởng, năm nay ngành lúa gạo phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo, cố gắng đạt và vượt con số 8,13 triệu tấn của năm 2023.

Thông tin về việc Bộ NN-PTNT họp với Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) để áp giá sàn cho xuất khẩu gạo, Thứ trưởng cho biết trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 2,65 tỷ USD, tăng 38,2%. Xuất khẩu gạo không chỉ tăng về sản lượng mà cả chất lượng, nâng cao giá trị và thương hiệu gạo Việt Nam trên thế giới.

“Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi, thị trường và dịch bệnh, năm nay đã có những dự báo chính xác về tình hình hạn mặn của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam. Bộ NN-PTNT đã tăng cường đầu tư để dự báo thời tiết, dự báo hạn mặn chính xác hơn, đồng thời chỉ đạo các tỉnh xuống giống, quy trình chăm sóc và khắc phục hạn mặn để đảm bảo hiệu quả sản xuất”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.

Về ngành chăn nuôi, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết với đà tăng trưởng như hiện nay, cho thấy ngành chăn nuôi “không ngại về nguồn cung” và tốc độ tăng trưởng, giá cả và thị trường đã có bước phục hồi. Đồng thời, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo ba giải pháp lớn. Một là tập trung chống buôn lậu ở các tỉnh phía Bắc với gia cầm và ở các tỉnh phía Nam với lợn.

Hai là tập trung rà soát việc nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật. Ba là xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tăng cường xuất khẩu.

Xem thêm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến La Habana, bắt đầu thăm Cuba

Tối 25/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Jose Marti, Cuba.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Hà Nội: Nông nghiệp ước tính thiệt hại hơn 2.287 tỷ đồng

Ước thiệt hại nông nghiệp sau bão, lũ là hơn 2.287 tỷ đồng. Thành phố Hà Nội đã yêu cầu ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ, khắc phục hậu quả bão số 3.

Cha con 'người hùng không biết chữ' cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Dù không biết chữ, cha con anh Nguyễn Văn Hai vẫn mày mò tự chế thiết bị lặn để cứu trạm bơm Cống Bún khỏi sự cố rò rỉ trước thời điểm mưa lũ.

Bình luận mới nhất