| Hotline: 0983.970.780

6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành nuôi biển tỉnh Quảng Ninh

Thứ Hai 01/04/2024 , 11:58 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đề ra 6 nhiệm vụ cần triển khai ngay sau kết thúc Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh.

Toàn cảnh Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh ngày 1/4. Ảnh: Tùng Đinh.

Toàn cảnh Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh ngày 1/4. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong 2 ngày (31/3 - 1/4), tại tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành thủy sản Việt Nam, ngày Bác Hồ về thăm động viên các làng chài huyện Cát Bà và làng đảo Tuần Châu, thành phố Hạ Long. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các tỉnh thành ven biển, cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã ngư dân, nhân dân tỉnh Quảng Ninh tham gia quảng bá tinh thần ‘vì một môi trường biển phát triển xanh và bền vững, đa dạng nguồn lợi thủy sản’. Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh sáng 1/4 đã có nhiều trao đổi tâm huyết, thể hiện tầm nhìn xa cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Trải qua phiên tọa đàm ‘Tiềm năng và thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển’, thông qua các ý kiến phát biểu của các diễn giả, các nhà quản lý, các nhà khoa học cấp cao trong nước và quốc tế, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy khẳng định: “Với sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, tỉnh Quảng Ninh quyết tâm trở thành Trung tâm nuôi biển của miền Bắc theo Đề án 1664/QĐ-TTg về nuôi biển đã được của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt ngày ngày 04/10/2021”.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Chủ tịch Cao Tường Huy đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm để UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, tổ chức ngay sau kết thúc Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển.

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả phát triển thủy sản trên biển tỉnh Quảng Ninh, dựa trên các mục tiêu Quốc gia về phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình trở thành trung tâm nuôi biển gắn với trung tâm nghề cá lớn, Quảng Ninh giữ vững quan điểm sử dụng tiềm năng mặt nước nuôi biển hợp lý, đảm bảo hài hòa với du lịch phù hợp với cảnh quan và phát triển văn hóa; phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại; bố trí, sắp xếp nuôi lồng bè và nhuyễn thể an toàn, khoa học, phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.

Thứ hai, ngành NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cùng các địa phương ven biển quản lý hiệu quả, khai thác bền vững 45.000ha mặt biển đã được quy hoạch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập ổn định cho người lao động.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển thị trường, có kế hoạch sản xuất trung hạn và hàng năm để đáp ứng nguồn cung phù hợp với cầu của thị trường.

Thứ tư, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp phối hợp với ngành NN-PTNT hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng tạo nguồn vốn ổn định đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nuôi biển; phối hợp ngành tài nguyên và môi trường đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đánh giá tác động môi trường, giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản.

HTX và các hộ nuôi biển cần liên kết hiệu quả, nâng cao chất lượng thủy sản. Ảnh: Duy Học.

HTX và các hộ nuôi biển cần liên kết hiệu quả, nâng cao chất lượng thủy sản. Ảnh: Duy Học.

Thứ năm, đối với các doanh nghiệp, HTX và các hộ nuôi biển được Nhà nước cấp phép nuôi trồng thủy sản và giao khu vực biển, cần tổ chức sản xuất liên kết để tạo hiệu quả về vốn đầu tư, nâng cao chất lượng thủy sản.

Thứ sáu, triển khai hiệu quả Chuỗi sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh lĩnh vực thủy sản trong năm 2024. Tạo chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản, hình thành hệ thống sản xuất - logistic thủy sản hiện đại trên địa bàn tỉnh gắn với hệ thống xuất khẩu chung của cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cảm ơn lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Đại sứ các nước, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành thủy sản, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đến dự Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh, cùng định hình con đường nuôi biển cho Việt Nam.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trao giấy phép nuôi trồng thủy sản và giao khu vực biển cho đại diện HTX Trung Nam, HTX Thương mại và dịch vụ thủy sản Mạnh Đức, HTX Thủy sản Thắng Lợi, HTX Dịch vụ và Nuôi trồng phát triển thủy sản Bảo Anh, HTX Thương mại và nuôi trồng thủy sản Trọng Vinh và Công ty Cổ phần STP Aqua. Các thủ tục hành chính đã được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành liên quan rút gọn, đơn giản hóa cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Sơn La gặp hạn, sản lượng cây ăn quả dự kiến giảm 15%

Tình trạng hạn hán, thiếu nước đang xảy ra trên diện rộng tại các huyện, thành phố như Sốp Cộp, thành phố Sơn La, Sông Mã, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Mường La.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Thông xe cao tốc tuyến Diễn Châu - Bãi Vọt

Dự án cao tốc PPP Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng mức đầu tư hơn 11.157 tỷ đồng với chiều dài hơn 49km, lúc này 30km đã chính thức hoàn thành và thông xe.

Bình luận mới nhất