| Hotline: 0983.970.780

686,5 triệu tấn: Trung Quốc lập kỳ tích mới về sản lượng lương thực

Thứ Tư 14/12/2022 , 15:30 (GMT+7)

Bất chấp các loại hình thời tiết bất lợi, ngành nông nghiệp Trung Quốc vẫn đạt kỷ lục mới về sản lượng trong năm 2022, với 686,53 triệu tấn, tăng 0,5% so với năm 2021.

Ảnh chụp từ trên cao một chiếc máy gặt đập liên hợp của nông dân tỉnh Giang Tây đang thu hoạch lúa mùa sớm. Ảnh: VCG

Ảnh chụp từ trên cao một chiếc máy gặt đập liên hợp của nông dân tỉnh Giang Tây đang thu hoạch lúa mùa sớm. Ảnh: VCG

Các chuyên gia cho biết, kỳ tích khó khăn này chứng minh cho phản ứng có mục tiêu và hiệu quả của đất nước trước một loạt các cơn gió ngược, khi an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ.

Với việc đạt được sản lượng này, Trung Quốc không những cung cấp đủ lương thực cho gần 1/5 dân số thế giới trong mọi hoàn cảnh, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp tục là nền tảng của an ninh lương thực và ổn định kinh tế toàn cầu.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng lương thực toàn quốc năm 2022 đạt mức kỷ lục mới là 686,53 tỷ kg, tăng 0,5% so với năm trước. Con số này đánh dấu năm thứ tám liên tiếp tổng sản lượng ngũ cốc của nước này vượt quá 650 triệu tấn.

Năm nay tổng iện tích đất canh tác của Trung Quốc đạt 1,775 tỷ mu (118,33 triệu ha), tăng 0,6% so với năm ngoái. Tính trung bình, mỗi đơn vị sản lượng ngũ cốc (mu) đạt 387 kg.

Ông Wang Guirong, một quan chức của Cục Thống kê cho biết, vụ thu hoạch bội thu năm nay diễn ra bất chấp các điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong nước, bao gồm lũ lụt ở miền bắc, hạn hán kéo dài và nhiệt độ cao ở miền nam, bên cạnh sự gián đoạn do dịch COVID-19. Ngoài ra, giá phân bón tăng đột biến trong bối cảnh căng thẳng ở Ukraine đã gây áp lực lớn lên thị trường lương thực trong nước.

Giới chuyên gia cho rằng, đằng sau con số kỷ lục này là một loạt các biện pháp đồng bộ được triển khai trên nhiều mặt để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân quản lý cây trồng tốt, tránh khỏi những tác động xấu của thời tiết.

Trong nhiều năm qua, giới lãnh đạo Trung Quốc đã mô tả an ninh lương thực là một trong những lợi ích cơ bản nhất của đất nước, và đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc bảo vệ và cải thiện đất nông nghiệp, phát triển ngành công nghiệp hạt giống, thu thập và bảo vệ nguồn gen cũng như hỗ trợ nông dân và ngành nông nghiệp bằng mọi cách có thể.

“Là nhà nhập khẩu ròng nông sản, nhập khẩu nông sản của Trung Quốc tăng 9,4% so với cùng kỳ lên 20,62 tỷ USD trong tháng 11, trong khi xuất khẩu tăng 4,6% lên 8,83 tỷ USD”, theo thống kê của hải quan Trung Quốc.

He Xiurong, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu bao gồm đậu tương, chiếm hơn 70% tổng lượng nhập khẩu, trong khi nhập khẩu ròng ngũ cốc của nước này chỉ chiếm khoảng 3% tổng sản lượng ngũ cốc trong 5 năm qua.

Các nhà quan sát cho biết, trong khi những hậu quả của căng thẳng địa chính trị có thể vẫn là lực cản đối với an ninh lương thực toàn cầu vào năm tới, thì khả năng ứng phó tốt với các trường hợp khẩn cấp và cách tiếp cận có trách nhiệm của Trung Quốc trong việc cung cấp lương thực cho dân số khổng lồ của mình sẽ khiến nước này trở thành nền tảng bền vững của an ninh lương thực toàn cầu.

Đại diện Cục Thống kê cho biết, sản lượng bội thu năm nay đã tạo nền tảng vững chắc để Trung Quốc đối phó với môi trường quốc tế phức tạp và đầy biến động, vượt qua rủi ro và thách thức, đồng thời ổn định tăng trưởng kinh tế và đảm bảo nền kinh tế mở trong phạm vi hợp lý.

Vào cuối tháng 9 năm nay, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết cuộc khủng hoảng Ukraine "đã làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực vốn đã gia tăng trong nửa thập kỷ qua". Theo định chế này, các quốc gia có thu nhập thấp đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi nhận định rằng "cú sốc giá lương thực và phân bón sẽ làm đội thêm 9 tỷ USD vào hóa đơn nhập khẩu của 48 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 2 năm 2022 và 2023".

Các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc được dự đoán sẽ tiếp tục đóng vai trò là nước ổn định then chốt đối với an ninh lương thực toàn cầu, nhất là tại một số quốc gia châu Phi và Mỹ Latinh, có thể phải đối mặt với viễn cảnh tồi tệ hơn khi căng thẳng địa chính trị sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2023.

(Global Times; Xinhua)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.