| Hotline: 0983.970.780

8 giải pháp cấp bách để cung ứng nông sản kịp thời cho TP. HCM

Thứ Năm 15/07/2021 , 08:31 (GMT+7)

Do dịch Covid-19 bùng phát, nhiều tỉnh, thành phố Nam bộ giãn cách khiến việc lưu thông nông sản qua các địa phương gặp nhiều khó khăn.

Chi phí vận chuyển tăng từ 50-100%

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tình hình lưu thông nông sản ở khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát.

Về phương tiên vận chuyển nông sản, do quy định phòng chống dịch, các xe hàng hóa ra vào giữa các tỉnh bị hạn chế hoạt động. Một số nơi có dấu hiệu ách tắc. Các tỉnh, thành phố phía Nam chưa phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng.

Lâm Đồng - tỉnh cung cấp rau lớn nhất cho TP.HCM - giảm lượng cung từ 700-800 tấn/ngày xuống còn 400-500 tấn/ngày. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng - tỉnh cung cấp rau lớn nhất cho TP.HCM - giảm lượng cung từ 700-800 tấn/ngày xuống còn 400-500 tấn/ngày. Ảnh: Minh Hậu.

Về thời gian vận chuyển nông sản, các phương tiện vận tải mất nhiều thời gian hơn để trung chuyển hàng hóa. Cùng với việc đầu bốc dỡ bị chậm do giãn cách xã hội, vòng quay trung chuyển giảm, hàng hóa đầu về giảm, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng từ 50-100%.

Về lượng cung nông sản từ các tỉnh về TP.HCM, khối lượng cung ứng tại nơi sản xuất bắt đầu có dấu hiệu chậm lại, giá bán có xu hướng giảm tại một số nơi đang vào mùa thu hoạch rộ. Một phần nguyên nhân dẫn đến việc này, là nhu cầu của người dân giảm và phần lớn các chợ đầu mối, chợ truyền thống hiện đóng cửa.

Về thu mua nông sản, các thương lái, doanh nghiệp hiện hạn chế thu mua từ người dân. Lý do, bởi họ gặp khó khăn trong đầu ra tại TP.HCM. Tâm lý này dẫn đến khối lượng cung ứng rau quả về TP.HCM giảm từ 1/2 đến 1/3 so với ngày bình thường.

Cụ thể, Lâm Đồng - tỉnh cung cấp rau lớn nhất cho TP.HCM - giảm lượng cung từ 700-800 tấn/ngày xuống còn 400-500 tấn/ngày. Đồng Nai và Tây Ninh giảm từ 300 tấn/ngày bình thường xuống khoảng 200 tấn/ngày.

Ngoài khó khăn về lưu thông nông sản, khả năng cung ứng nông sản cho TP.HCM và các tỉnh miền Nam được đảm bảo.

Cục Trồng trọt thống kê, tổng lượng gạo hàng hóa xuất khẩu năm 2021 là 6,54 triệu tấn, trong đó 6 tháng cuối ước đạt 2,72 triệu tấn.

Về rau củ quả, sản xuất rau 6 tháng cuối năm 2021 tại các tỉnh phía Nam trên diện tích khoảng 287.000 ha, năng suất 199 tạ/ha, sản lượng 5,7 triệu tấn. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng khoảng 2,6 triệu tấn trên diện tích 140.000 ha.

Bình quân mỗi tháng, vùng đồng bằng sông Cửu Long cung cấp khoảng 433.000 tấn rau, chủ yếu cho khoảng 18 triệu người khu vực này và 10 triệu người TP.HCM.

8 giải pháp tháo gỡ khó khăn

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát như hiện tại, Cục Trồng trọt kiến nghị 8 điều để tháo gỡ khó khăn:

Một, triển khai mạnh hơn việc phân luồng, phân tuyến.

Hai, hình thành các đội vận chuyển hàng hóa nông sản liên tỉnh, kết hợp chặt chẽ với việc theo dõi tình hình thu hoạch nông sản.

Ba, kết nối cung cầu cho các doanh nghiệp nhập hàng nông sản bán cho hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, hoặc các doanh nghiệp trực tiếp bán hàng.

Việc lưu thông hàng hóa nông sản vào TP.HCM đang gặp khó khăn. Ảnh: Minh Hậu.

Việc lưu thông hàng hóa nông sản vào TP.HCM đang gặp khó khăn. Ảnh: Minh Hậu.

Bốn, tổ chức hội nghị phối hợp giữa TP.HCM và các tỉnh, nhằm thống nhất một số quan điểm, chủ trương, giải pháp cấp bách về tiêu thụ, cung ứng nông sản.

Năm, mở rộng hoạt động vận chuyển nông sản nội thành ở TP.HCM.

Sáu, tăng cường hoạt động của các chợ, gồm cả chợ đầu mối, chợ đường phố, chợ online.

Bảy, phối hợp liên ngành Nông nghiệp, Công thương, Giao thông, Y tế, Công an cùng vào cuộc.

Tám, phát động chiến dịch huy động nông sản hỗ trợ TP.HCM, trong đó luân phiên 2 tỉnh thực hiện một ngày.

Từ đầu tháng 7/2021, TP. HCM đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Chẳng hạn, dành làn đường ưu tiên kiểm tra xe chở nông sản, bố trí lực lượng kiểm tra 24/24 giờ. Tài xế muốn vào thành phố, chỉ cần giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 còn hiệu lực, sẽ được tạo kiện.

Xem thêm
Trà Vinh kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng

Tỉnh này đã họp bàn tinh gọn tổ chức bộ máy, kết thúc hoạt động 8 Đảng đoàn, 3 Ban cán sự Đảng và thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Khánh Hòa dự báo mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Theo dự báo, từ đêm 23 - 25/12, tỉnh Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất…