| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 12/12/2013 , 11:01 (GMT+7)

11:01 - 12/12/2013

Nỗi kinh hoàng mang tên "Rượu nếp 29 Hà Nội"

Chỉ trong vài ngày đã có liên tiếp 6 người dân chết, chưa kể còn cả chục người khác đang phải nằm viện trong tình trạng "cửu tử nhất sinh" vì "Rượu nếp 29 Hà Nội".

Chỉ trong vài ngày đã có liên tiếp 6 người dân chết, chưa kể còn cả chục người khác đang phải nằm viện trong tình trạng "cửu tử nhất sinh", tất cả đều có nguyên nhân là uống một thứ rượu mang tên "Rượu nếp 29 Hà Nội".

Sự việc gây "sốc" cho dư luận đến mức ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phải đau đớn thốt lên trong buổi tiếp xúc cử tri TP Hà Nội ngày 10/12 mới đây: "Nghe dư luận phản ánh cơ sở sản xuất rượu nếp 29 Hà Nội mang tên Hà Nội, chúng tôi cảm thấy thực sự có lỗi dù vụ ngộ độc gây chết người không phải ở địa bàn sản xuất…" (Báo điện tử Dân Trí ngày 11/12/2013).

Nhưng, điều làm vị Bí thư Thành ủy này đau đớn hơn còn là theo báo cáo của Sở Công thương và Y tế Hà Nội thì hàng năm đều kiểm tra nồng độ methanol ở cơ sở sản xuất rượu nếp 29 Hà Nội nhưng không phát hiện ra nồng độ có thể gây chết người. Và ông kết luận: "Như vậy là rõ ràng việc quản lý chưa chặt chẽ thì người ta vẫn lách, lừa được cơ quan kiểm tra" (nguồn như trên).

Kết quả kiểm tra trên mẫu rượu nếp 29 Hà Nội thu được từ những nạn nhân tử vong vì nó cho thấy: Nồng độ methanol (một chất độc có thể gây chết người có trong cồn công nghiệp) chứa trong loại thức uống này cao gấp 2.000 lần chỉ số cho phép. Có hai cái "lạ" trong chuyện này.

Thứ nhất là theo giá thị trường hiện nay, một kg gạo nếp có giá từ 25 đến 30 ngàn đồng. 10 kg gạo nếp chỉ nấu được tối đa 7 lít rượu. Như vậy, nếu cộng cả giá thành, đóng gói, các sắc thuế, vận chuyển, lãi của nhà sản xuất, lãi của mấy cấp đại lý và của người bán lẻ… vào, thì để đến được miệng các tửu đồ, 1 lít rượu nếp tối thiểu phải có giá 60 - 65 ngàn đồng. Đằng này, khi đến tay người tiêu dùng, 1 can "Rượu nếp 29 Hà Nội" 2 lít chỉ có giá 35 ngàn đồng.

Cái lạ thứ hai nằm ngay trong báo cáo của Sở Y tế và Công thương TP Hà Nội, theo lời của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị.

Để loại rượu độc này tồn tại hàng năm trời trên thị trường với số lượng lớn, trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan quản lý giá. Với giá 1 lít rượu nếp đến tay người tiêu dùng chỉ có 17.500 đồng, lẽ ra cơ quan này phải đặt câu hỏi: Vậy thì giá thành của một lít rượu này là bao nhiêu? Với giá thành không bình thường đó, liệu thứ đồ uống này có liên quan gì đến cái công thức "nước giếng khoan + cồn công nghiệp = rượu nếp", mà báo chí đã hàng chục lần báo động không? Chỉ cần đặt ra câu hỏi đó thôi, thì việc đi tìm lời đáp không khó.Nhưng vì sao họ lại im lặng?

Thứ hai, trách nhiệm đương nhiên là thuộc về những người kiểm tra: Không phải 1 Sở mà 2 Sở, Sở nào cũng có đủ cả từ con người, thiết bị đến quyền hạn. Không phải 1 mà có đến 5 lần kiểm tra. Vì sao cả 5 lần đều không phát hiện ra trong rượu nếp 29 Hà Nội có chứa lượng methanol khủng khiếp đến thế? Do máy móc hay do con người?

Lời nghi vấn của ông Bí thư Thành ủy "Liệu có phải ai đó đã biết trước thời điểm kiểm tra, nên khi đoàn kiểm tra đến thì họ đưa thứ rượu "xịn" ra, khiến đoàn không phát hiện được?" khiến dư luận không khỏi không suy nghĩ.

Sau mỗi sự kiện gây phẫn nộ cho xã hội, bao giờ cũng là màn đồng ca đổ lỗi, đá trách nhiệm, phủi tay… của những cơ quan hay cá nhân có liên quan về trách nhiệm của mình. Lạy các ông, Tết nhất đến nơi rồi, xin hãy làm cho đến nơi đến chốn trách nhiệm của mình, đừng để gia đình nào gặp cảnh đại tang trong những ngày đầu xuân.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm