| Hotline: 0983.970.780

Agribank Đắk Lắk đồng hành cùng nông dân làm giàu

Thứ Sáu 04/11/2022 , 06:17 (GMT+7)

Những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát trển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã đồng hành cùng nhiều cá nhân tổ chức giúp họ làm giàu từ nguồn vốn vay.

Năm 2008, ông Huỳnh Minh Dương (tổ dân phố 4, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar) bắt đầu phát triển mô hình nuôi gà lấy trứng. Tuy nhiên tiềm lực kinh tế của gia đình hạn chế nên ông đã tìm đến Agribank Ea Kar để vay hơn 1 tỷ đồng đầu tư chuồng trại và nuôi 4.000 con gà giống lấy trứng.

Empty

Gia đình ông Huỳnh Minh Dương (tổ dân phố 4, thị trấn Ea Kar) khởi nghiệp từ nguồn vốn vay từ Agribank Ea Kar. Ảnh: Quang Yên.

Khi mô hình chăn nuôi này mang lại hiệu quả, gia đình ông Dương tiếp tục vay vốn ngân hàng để mua thêm đất, mở rộng quy mô, xây dựng thành trang trại tổng hợp rộng 2,4ha, đầu tư cơ sở vật chất để nuôi 20.000 con gà lấy trứng.

“Trang trại nhập gà từ 12-14 tuần tuổi về nuôi 1 tháng thì bắt đầu mới đẻ và khảng 2 tháng trở đi gà bắt đầu đẻ đều, tỉ lệ sẽ được nâng dần lên, nếu chăm sóc tốt đúng kĩ thuật, từ khi mua gà hậu bị về nuôi khoảng hai tháng thì tỷ lệ trứng đạt lên 97%. Nếu chăm sóc tốt thì trong vòng 16 tháng thì gà phải thải còn không thì khoảng 12 đến 13 tháng thì phải thay đợt giống gà mới. Dịch covid-19 vừa qua, lại đúng gà đã hết phần đời đẻ trong thời gian khai thác nên tốc độ đẻ trướng chỉ đạt được 60-70%, để thải đi nhập lại giống mới cần số vốn lớn, nên gia đình lại nhờ đến sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng”, ông Dương chia sẻ.

Sau khi đầu tư mới, hiện trang trại của gia đình ông Dương đang cho thu hoạch bình quân 18.000 trứng/ngày. Ngoài ra, để phát triển kinh tế, gia đình ông Dương cũng trồng 250 cây sầu riêng, xen canh một số cây bơ, chanh, dổi… từ nguồn vốn vay của ngân hàng Agribank Ea Kar. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình thu được lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng từ mô hình kinh tế này.

Ngoài phát triển kinh tế cho gia đình, hiện trang trại của ông Dương tạo việc làm cho 7 lao động địa phương, với thu nhập ổn định 7 triệu đồng/người/tháng. “Tôi vay ngân hàng nông nghiệp gần 10 năm nay, đã được sự hỗ trợ, tạo mọi điều kiện từ ngân hàng. Khoảng 5-6 năm trở lại đây, gia đình mở rộng sản xuất nên vay tương đối nhiều, dư nợ của mình hiện nay là 4,5 tỷ đồng. Hiện mô hình của gia đình đang phát triểu hiệu quả và cho thu nhập ổn định”, ông Dương nói.

Empty

Người dân buôn Par sử dụng hiệu quả vốn vay từ Agribank M’Drắk trong phát triển chăn nuôi bò. Ảnh: Quang Yên.

Ngoài cho các cá nhân vay phát triển kinh tế, Agribank Ea Kar cũng cho Công ty TNHH MTV Cà phê 721 vay vốn để đầu tư nông nghiệp. Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cà phê 721, nhờ sự tự thân nỗ lực, nhạy bén trong sản xuất, từ năm 2015, công ty tích cực đầu tư vào nông dân, nông thôn, xây dựng và phát triển hiệu quả thương hiệu “Gạo 721 - Tốt cho mọi nhà”. Thương hiệu gạo này được chứng nhận về sản phẩm quốc gia, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc lưu hành sản phẩm…

Công ty TNHH MTV Cà phê 721 hiện có 260 ha lúa nước hai vụ, gieo trồng giống lúa thương phẩm (ST24, ST25), công ty sản xuất gạo theo tiêu chuẩn VietGAP, chế biến theo tiêu chuẩn HACCP. Công ty này cũng vận hành chuỗi sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ theo tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9001:2015; đồng thời, sản xuất thêm lúa giống lai F1 đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, Công ty tiếp tục phát triển sản phẩm cà phê và thực hiện tái canh 216 ha cà phê, trong đó hiện có 126 ha đã bước vào giai đoạn kinh doanh. Bên cạnh việc sản xuất cà phê bền vững, có chứng nhận theo tiêu chuẩn 4C, UTZ. Đây cũng là một trong những đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh được trợ lực bởi Chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, ngày 20/5/2022 của Chính phủ, Công ty TNHH MTV Cà phê 721 (huyện Ea Kar) đã được vay 4 tỷ đồng.

“Nhờ nguồn vốn vay từ Agribank Ea Kar công ty đã mạnh dạng đầu tư tái canh và phát triển diện tích lúa cũng như cà phê của công ty”, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Cà phê 721 thông tin.

Còn tại huyện M’Đrắk, Agribank M’Đrắk đã hỗ trợ vốn cho nhiều buôn vùng sâu phát triển kinh tế. Buôn Par Là, xã Cư Prao có 92 hộ dân, với 411 nhân khẩu, trong đó, gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế chính của người dân chủ yếu phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi, nhưng do trình độ dân trí thấp, cùng với việc thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm sản xuất, giao thông đi lại khó khăn đã ảnh hưởng đến thu nhập. Tuy nhiên, được sự đồng hành, hỗ trợ vốn của Agribank M’Drắk, người dân đã tích cực đầu tư vào sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Empty

Agribank Ea Kar hỗ trợ Công ty TNHH MTV Cà phê 721 vay vốn theo Chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Ảnh: Quang Yên.

Ông Y Dhun Mlô, Trưởng buôn Par cho biết, hằng năm cán bộ buôn đều khảo sát, nắm bắt tình hình nhu cầu vay vốn của người dân để tổ chức họp, triển khai cụ thể giúp người dân hiểu và có trách nhiệm sử dụng vốn vay hiệu quả.

Nếu trước đây, các hộ trong buôn chỉ vay ngân hàng 3-5 triệu đồng để chăn nuôi nhỏ, thu nhập bấp bênh, thì đến nay, người dân đã dần thay đổi tư duy, mạnh dạn vay vốn lên 50-100 triệu đồng để phát triển chăn nuôi bò, trồng rừng, mía... Nhờ chăm chỉ làm ăn, biết sử dụng, quản lý vốn vay hiệu quả đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Không chỉ buôn Pa mà 12 thôn, buôn trên địa bàn xã Cư Prao đều nhận được sự tiếp sức của Agribank M’Drắk. Đến nay, tổng dư nợ toàn xã là hơn 60 tỷ đồng, đã tạo nền tảng, động lực giúp người dân phát triển kinh tế. Nhờ đó, vài năm trở lại đây, đời sống của người dân trên địa bàn xã có chuyển biến rõ rệt, tích cực chuyển đổi một số cây trồng ngắn ngày, kém hiệu quả sang mở rộng diện tích trồng mía, cây keo và các cây ăn trái, như: cam, nhãn, bưởi, vải…, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Khi thu nhập được cải thiện, người dân có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm đồ dùng, thiết bị trong gia đình. Là một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, tuy nhiên nhờ sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã giúp địa phương đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...