| Hotline: 0983.970.780

Agribank Đắk Lắk đồng hành cùng 'tam nông'

Thứ Hai 11/07/2022 , 11:40 (GMT+7)

Agribank Đắk Lắk dành nguồn tín dụng rất lớn đầu tư cho nông nghiệp-nông dân-nông thôn, thể hiện là ngân hàng vai trò chủ đạo, chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên diện rộng và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế, xã hội. Dịch bệnh cũng khiến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) bị ảnh hưởng.

Những năm Agribank Đắk Lắk đã dành nguồn tín dụng rất lớn để phát triển 'tam nông'.

Những năm Agribank Đắk Lắk đã dành nguồn tín dụng rất lớn để phát triển "tam nông".

Tuy nhiên, Agribank Đắk Lắk đã thực hiện tốt nhiệm vụ huy động vốn đảm bảo đủ nguồn lực để cung ứng vốn tín dụng phục vụ phát triển nền kinh tế xã hội trên địa bàn; đầu tư tín dụng cho “tam nông” làm tốt vai trò chủ đạo, chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp đổi mới nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua.

Agribank Đắk Lắk xác định “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, nên những năm qua đơn vị này đã ban hành nhiều nghị quyết về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong đó, đơn vị này quyết tâm tăng trưởng nguồn vốn huy động, đảm bảo đủ nguồn lực để cung ứng vốn tín dụng phục vụ phát triển nền kinh tế xã hội trên địa bàn; Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Nhờ nguồn vốn vày củ Agribank Đắk Lắk người nông dân đã vươn lên làm giàu.

Nhờ nguồn vốn vày củ Agribank Đắk Lắk người nông dân đã vươn lên làm giàu.

Agribank Đắk Lắk tiếp tục phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ hoạt động dịch vụ ngân hàng tiện ích, nhất là dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số, tiếp tục xây dựng hình ảnh Agribank - Ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực nông thôn. Từ đó, ngân hàng đóng góp tích cực đổi với quá trình đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

“Đơn vị luôn khẳng định vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và từng bước nâng cao đời sống người dân trên địa bàn tỉnh”, ông Vương Hồng Lĩnh, Giám đốc Agribank Đắk Lắk nói.

Theo ông Lĩnh, nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp mạnh mẽ, phù hợp, trong những năm qua hoạt động kinh doanh Agribank Đắk Lắk đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, nhiều kỷ lục mới được xác lập.

Cụ thể, kết thúc năm kế hoạch 2021, Agribank Đắk Lắk hoàn thành đạt và vượt tất các chỉ tiêu kinh doanh như: Nguốn vốn huy động vượt mốc 8.500 tỷ đồng (đạt 8.576 tỷ đồng), tăng trưởng 14,9% so năm 2020, bằng 110,3% kế hoạch năm.

Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 14.250 tỷ đồng, tăng 1.600 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 12,6%, bằng 103,5% kế hoạch năm. trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 70% tổng dư nợ; nợ xấu được kiểm soát và đẩy lùi về mức dưới 1,5% trên tổng dư nợ.Thu dịch vụ chạm ngưỡng 70 tỷ đồng (đạt 69,6 tỷ đồng), tăng 6 tỷ đồng so năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng 9,4%. Kết quả tài chính đạt 149,5% kế hoạch năm, đảm bảo thu nhập đời sống cho người lao động.

 Agribank Đắk Lắk dành nguồn lực lớn cho người dân vay chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

 Agribank Đắk Lắk dành nguồn lực lớn cho người dân vay chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

Phát huy kết quả đạt được của năm 2021, năm 2022 Agribank Đắk Lắk xây dựng kế hoạch và giải pháp của đơn vị để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm hoàn thành nhiệm vụ đề ra năm 2022 trong bối cảnh bình thường mới, đó là: Đảm bảo nguồn lực tài chính để cung ứng vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn; bám sát các chương trình trình kinh tế của UBND tỉnh Đắk Lắk cũng như các địa phương cơ sở, chú trọng đầu tư vào các các chương trình liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu 2022: Nguồn vốn huy động phấn đấu đến cuối năm đạt trên 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2021. Dư nợ cho vay nền kinh tế phấn đấu đến cuối năm đạt trên 15.500 tỷ đồng, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021.Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (tương ứng với 11.000 tỷ đồng), khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư vốn tín dụng ở khu vực nông thôn.

Song song với việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, trong những năm qua, Đảng bộ Agribank tỉnh Đắk Lắk cũng đã lãnh đạo thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Cụ thể, từ năm 2017 đến năm 2021, đơn vị Agribank Đắk Lắk đã tài trợ các hoạt động An sinh giáo dục, sự nghiệp y tế, xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa cho hộ nghèo,...với tổng giá trị các hoạt động tài trợ lên tới hàng chục tỷ đồng. Trong đó, dành phần lớn kinh phí để xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, như: tài trợ mua xe cứu thương, máy xét nghiệm Realtime PCR, mua thiết bị, vật tư y tế, đồ bảo hộ, giường bệnh, bình oxy, hỗ trợ “chiến sỹ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch,....

“Có thể khẳng định rằng trong những năm vừa qua, Đảng bộ Agribank tỉnh Đắk Lắk đã làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, ông Vương Hồng Lĩnh nói thêm.

Đến 30/6, Agribank Đắk Lắk đã huy động vốn đạt 9.672 tỷ đồng, tăng 1.128 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 13,2% so đầu năm. Dư nợ cho vay đạt 16.152 tỷ đồng, tăng 1.902 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 13,3% so đầu năm. Nợ xấu chiếm tỷ trọng 0,64%/tổng dư nợ. Thu dịch vụ đạt 37.887 triệu đồng, bằng 95,3% kế hoạch quý II. Thị phần tín dụng vẫn duy trì được sự tăng trưởng ổn định với tỷ trọng thường xuyên dao động từ 10% đến 12% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Lợi nhuận khoán tài chính tiếp tục đà tăng trưởng khá so cùng kỳ, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.