| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 16/10/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 16/10/2018

Ai lội nước ngập đi xem giao hưởng?

Khi trên khắp diễn đàn xôn xao bàn tán về dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch TPHCM với kinh phí 1508 tỷ đồng được xây dựng tại Thủ Thiêm, thì người dân TPHCM chật vật đối phó những ngày ngập nước nghiêm trọng.

Dù lượng mưa không lớn, nhưng biến động triều cường đạt đỉnh đã khiến hàng chục tuyến đường rơi vào thảm cảnh “phố bỗng thành dòng sông uốn quanh”. Vấn nạn ngập nước bao giờ chấm dứt, khi công trình chống ngập trị giá 10 ngàn tỷ đồng đang tạm ngưng vì thiếu vốn?

Tại Hội nghi lần thứ 19 Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM khai mạc sáng 15/10, Bí thư Thành ủy TPHCM- TPHCM trình bày thử thách trước mắt của đô thị lớn nhất phương Nam: “Theo tính toán sơ bộ, việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế để đạt chỉ tiêu đề ra là rất khó khăn… Tinh thần là phải nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng các yếu kém mới khắc phục được!”. Rõ ràng, TPHCM đang cần huy động nguồn lực tài chính để tháo gỡ nhiều vướng mắc dân sinh, quan trọng hơn việc có một nhà hát nghìn tỷ ở một nơi nhạy cảm với mất mát của người dân như Thủ Thiêm!

Nếu hỏi sống ở TPHCM bây giờ, điều gì đáng lo sợ nhất? Câu hỏi chắc chắn là tình trạng ngập nước. Hãy tưởng tượng, buổi sáng rời khỏi nhà đến nơi làm việc, nhưng buổi chiều trở về lại không còn nhận ra con đường quen thuộc nữa, bởi bốn bề đã trắng xoá nước.

Trước đây, có thể tấp xe vào lề và chợ đợi khoảng 45 phút đến 60 phút thì nước rút để tiếp tục hành trình, hiện tại nước ngập có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Vậy là phải bì bõm lội qua. Xe chết máy thì dắt bộ. Người ướt nhẹp thì co ro. Tuy nhiên, tai ương không dừng lại ở đó. Nước ngập thì dẫn đến ách tắc giao thông. Những dòng ô tô dừng lại trước nguy cơ bị thủy kích hoặc quay đầu tìm hướng khác, khiến các loại xe hai bánh càng co cụm và chen chúc. Tiếng bấm còi khủng hoảng, tiếng kêu réo giúp đỡ, không khác gì một trận tang thương.

Và hình ảnh đáng ái ngại nhất là phụ nữ và trẻ em trên những chiếc xe máy. Có người phụ nữ bị ngã giữa nước ngập phải lồm cồm bò dậy trong tiếng khóc kinh hãi của đứa con. Có người phụ nữ chấp nhận dắt xe lầm lũi giữa nước ngập khi đứa con ngủ gật trên vai mình. Thảm cảnh đó, là một bản nhạc không lời, dành cho dàn hợp xướng của nhà hát nghìn tỷ chăng?

Người dân đang phấp phổng sống chung với nước ngập! Ai cũng nhận ra và ai cũng lo lắng, nhưng chưa ai biết làm gì mỗi khi mưa lớn hoặc triều cường. Tiến sĩ Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu WACC - Đại học Quốc gia TP.HCM, cảnh báo: “Theo lộ trình, TPHCM chỉ mới đi được 30 - 40% công cuộc chống ngập. Với khối lượng còn lại, nếu sắp xếp theo đúng kế hoạch thì ít nhất 20 năm nữa mới đủ lực giải quyết dứt điểm ngập. Còn nếu cứ giữ cơ chế như hiện nay, tình trạng ngập sẽ từ chỗ này lấn qua chỗ khác, phát triển đến đâu là ngập đến đấy”. Vậy, trong 20 năm nữa, ai bì bõm lội nước ngập đi xem giao hưởng, và bao nhiêu đứa trẻ phải lớn lên bằng giấc ngủ trên vai mẹ suốt đoạn đường về nhà rình rập gian khó và hiểm nguy!?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm