| Hotline: 0983.970.780

Ajinomoto Việt Nam - Thương hiệu xanh bền vững

Thứ Sáu 03/01/2014 , 09:15 (GMT+7)

Ngoài các sản phẩm hiện diện trong bữa cơm gia đình, Ajinomoto còn có một sản phẩm khác rất được người nông dân ưa chuộng, đó là phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI.

Bột ngọt Ajinomoto và rất nhiều sản phẩm khác như Hạt nêm Aji-ngon; Bột nước dùng Aji-ngon; Bột tẩm khô chiên giòn Aji Quick, Bột cà ri tiện dụng Aji Quick; Dấm gạo Lisa, Xốt Mayonaise Lisa, Nước tương Lisa và Xốt tương Lisa… đã là thực phẩm quen thuộc có mặt mỗi ngày trên mâm cơm mỗi gia đình VN. Nhưng chắc bạn chưa biết, còn một sản phẩm khác rất được người nông dân ưa chuộng, đó là phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI. Tại sao AMI-AMI lại được bà con nông dân tin tưởng như vậy?

Sản phẩm của Thương hiệu xanh bền vững

AMI-AMI là sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học được SX bằng công nghệ tiên tiến theo chu kỳ sinh học khép kín từ sự vận dụng sáng kiến bảo vệ môi trường. Với nguồn nguyên liệu đầu vào là các sản phẩm nông nghiệp như mía, khoai mì, gạo, đậu nành… trải qua quá trình lên men AMI-AMI phục vụ trở lại cho SX nông nghiệp, tạo nên sự cân bằng và ổn định cho môi trường tự nhiên.

Với chính sách trên quy mô toàn cầu của Tập đoàn Ajinomoto xem môi trường bền vững là điều đặc biệt quan trọng và là ưu tiên hàng đầu cho tất cả hoạt động SX. Từ những năm thập niên 1990 khi mới thành lập, Cty Ajinomoto VN đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lí nước thải hiện đại theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản và liên tục được cải tiến, mở rộng.


Hệ thống xử lý nước thải hiện đại của Cty Ajinomoto VN

Đến nay, vốn đầu tư của hệ thống xử lý nước thải này lên đến 10 triệu đô la Mỹ, sử dụng công nghệ vi sinh của Nhật Bản, được quản lý theo hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 với công suất xử lí lên đến 3.400 m3/ngày đảm bảo tất cả nước thải SX đều được xử lí với nguồn nước đưa ra môi trường đạt tiêu chuẩn loại A, cao hơn một bậc so với quy định và có thể tái sử dụng để phục vụ lại cho nhu cầu của nhà máy và giảm thiểu nước thải ra môi trường. Hơn 20 năm hoạt động tại VN, công tác bảo vệ và cải tiến môi trường luôn là ưu tiên hàng đầu của Công ty Ajinomoto Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Tổng Giám đốc Cty Ajinomoto VN, ông Hiroharu Motohashi khẳng định: “Chính sách trên quy mô toàn cầu của Tập đoàn Ajinomoto xem môi trường bền vững là điều đặc biệt quan trọng và là ưu tiên hàng đầu cho tất cả hoạt động SX. Như chúng ta đã biết, quy định về môi trường của VN cũng khắt khe tương tự như Nhật Bản. Tuy nhiên quy định và tiêu chuẩn nội bộ của chúng tôi thậm chí còn khắt khe hơn cả luật quy định. Chúng tôi xem đó là trách nhiệm quan trọng nhất trong SX khi vận hành kinh doanh tại nước ngoài”.

Với những hành động cụ thể về việc cải tiến và bảo vệ môi trường, Cty Ajinomoto VN nhận được giải thưởng Thương hiệu xanh, khẳng định vai trò của một doanh nghiệp kiểu mẫu trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển dựa trên môi trường bền vững tại VN.

AMI-AMI, người bạn của nhà nông

AMI-AMI là sản phẩm hữu cơ sinh học ra đời trong phương châm: “Cái gì hút của đất phải trả lại cho đất”. Thuật ngữ AMI-AMI đặt theo gốc “Amie” của tiếng Pháp nghĩa là “người bạn” - chính là một loại sản phẩm làm phân bón an toàn cho cây trồng.


Sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Ami-Ami của Công ty Ajinomoto Việt Nam sử dụng cho rau sạch tại Lâm Đồng

AMI-AMI là đồng sản phẩm của quy trình SX bột ngọt, từ nguyên liệu chủ yếu là mật rỉ đường và bột khoai mì, sau khi ủ, lên men rồi ly tâm, dịch lên men được tách thành 2 phần: axít glutamic, đây là chất để SX ra bột ngọt.

Phần khác gọi là “nước cái”. Nước cái được trung hòa bằng NH3 và bổ sung các khoáng vi lượng theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để trở thành sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học AMI-AMI với hàm lượng chất hữu cơ cao trên 23%, N ≥ 4% và axít amin ≥ 2%; nên khi bón vào đất sẽ trở thành những loại thức ăn rất tốt cho cây. Cho đến nay chưa phát hiện thấy có dư lượng các kim loại nặng trong phân bón AMI-AMI.

Các kết quả khảo nghiệm AMI-AMI lần lượt trên các loại cây trồng liên tục từ năm 1993 đến nay cho kết quả: Tính năng suất bình quân qua nhiều vụ liên tục cho thấy, năng suất cà phê khi sử dụng phân bón HCSH AMI-AMI thay thế phân đạm (N) đã có hiệu lực làm tăng thêm 9% năng suất cà phê hạt so với công thức bón phân khoáng cân đối;

Sau nhiều năm sử dụng liên tục AMI-AMI trên cây mía với liều lượng 4.445 lít/ha (tương đương 200 kg N) và bổ sung P-K cho bằng công thức đối chứng đã cho mía năng suất tăng 8,3% so công thức đối chứng chỉ bón phân khoáng. Đặc biệt sau 4 năm khảo nghiệm trên lúa cho thấy, có thể thay thế 100% lượng đạm khoáng bón cho lúa bằng AMI-AMI mà vẫn đảm bảo được năng suất lúa và tiết kiệm chi phí phân bón.

Ngoài ra, một kết quả quan trọng nữa là kết quả phân tích đất sau nhiều năm sử dụng AMI-AMI cho thấy, đất đã được cải thiện khá rõ như tăng độ ẩm, tăng khả năng trao đổi chất Cation (CEC) từ 1 - 2 me/100 gr, tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ 1,18 -0,25% đối với đất đỏ và 0,33 - 0,45% đối với đất xám… đặc biệt không làm ảnh hưởng tới hàm lượng vi sinh vật tổng số và không tích lũy một số kim loại nặng như thủy ngân, chì và Cadimi. Sử dụng AMI-AMI trong ruộng lúa nước có xu hướng làm giảm độ pH đất và tăng hàm lượng chất hữu cơ, CEC trong đất. Chưa thấy có sự khác biệt về các chỉ tiêu dinh dưỡng (N-P-K) cũng như các kim loại nặng trong đất trồng lúa.

Chính vì vậy, AMI-AMI không chỉ được Hội đồng Khoa học chuyên ngành Đất – Phân bón nghiệm thu và được Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật và đưa vào danh mục phân bón VN từ 1997 mà luôn được bà con nông dân tín nhiệm suốt từ đó đến nay.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm