| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 15/07/2019 , 08:36 (GMT+7)

08:36 - 15/07/2019

Alibaba lộng hành, vì sao?

Suốt nhiều ngày qua, dư luận không thôi bức xúc trước việc hàng trăm người dân kêu trời vì mất tiền tỷ vào các dự án “ma” của công ty địa ốc Alibaba.

Chi nhánh Công ty cổ phần địa ốc Alibaba tại xã Long Phước (huyện Long Thành) được xây dựng trên đất nông nghiệp đang buộc tháo dỡ. Ảnh: Nguyệt Hạ/Báo Đồng Nai.

Gọi là dự án “ma” vì đó là những dự án hoàn toàn không được cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, được vẽ ra trên các khu đất hoàn toàn không được quy hoạch để trở thành khu đô thị hay khu dân cư. Tóm lại, là những dự án đó không có bất cứ một căn cứ pháp lí nào để biến thành hiện thực.

Các dự án ma đó xuất hiện dầy đặc. Chỉ riêng một tỉnh Đồng Nai đã có 29 dự án, trong đó huyện Long Thành 27 dự án, huyện Nhơn Trạch có 1 dự án và huyện Xuân Lộc có 1 dự án. Ngoài ra còn là TP Hồ Chí Minh, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Có những dự án như dự án ở khu đất nông nghiệp xã Tóc Tiên (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu), công ty này còn làm xong cả hạ tầng, phân lô bán nền rao bán rầm rộ, thu hàng trăm tỷ đồng. Khi bị cưỡng chế thì huy động hàng trăm người ra ngăn cản, đập phá phương tiện của đoàn cưỡng chế.

Chỉ một huyện Long Thành bé “như cái bàn tay” mà có tới 27 dự án ma do công ty này triển khai. Nếu như huyện này có 27 xã, thì mỗi xã bình quân có 1 dự án ma.

Thế mà tất cả những dự án đó không bị bất kì một sự ngăn chặn nào, chỉ khi bị báo chí phanh phui, thì UBND các cấp mới biết, và mới vội vàng họp báo để thanh minh thanh nga rằng không cấp phép cho bất cứ một dự án nào của Alibaba?

Vậy chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng làm gì mà để cho Alibaba lộng hành, ngang dọc như vào chỗ không người vậy? Phải chăng, nói như một bài báo, là họ đã “có mắt như mù, có tai như điếc, có miệng như câm?”.

Không, chắc chắn là họ không mù, không câm, không điếc. Một người dân chỉ cần làm một cái lều vịt hay một cái chuồng gà mà không có giấy phép, là họ biết ngay, và chỉ hôm trước, hôm sau đã có một lực lượng vô cùng hùng hậu, với đủ các thành phần, kéo xuống, đập phá tan tành. Đằng này, cả một dự án được triển khai rầm rộ, thì chỉ có một thứ khiến cho họ dù biết nhưng vẫn giả mù, giả câm, giả điếc.

Thứ đó, lâu nay vẫn được người dân đồn đoán, nhưng chỉ vì không “bắt được tận tay, day được tận trán” nên lời đồn đoán vẫn chỉ là đồn đoán. Chỉ đến khi đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng bị bắt quả tang nhận hàng trăm triệu đồng ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) để bỏ qua những sai phạm trong xây dựng, thì lời đồn đoán ấy mới được chứng minh: Đó là chuyện có thực.

Phải chăng việc Alibaba móc túi hàng trăm người với số tiền khổng lồ bằng hàng chục dự án ma nhưng được lờ đi, cũng giống như việc ở Vĩnh Tường?

Thêm một câu hỏi nữa, là dấu hiệu lừa đảo của Alibaba đã quá rõ, đã kéo dài nhiều năm, nhưng vì sao vụ án vẫn chưa được khởi tố để điều tra?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm