| Hotline: 0983.970.780

Ấn Độ và Pakistan cạnh tranh quyết liệt trên thị trường xuất khẩu gạo

Thứ Năm 03/10/2024 , 15:01 (GMT+7)

Giá gạo toàn cầu đã bắt đầu giảm hôm 30/9 sau khi Ấn Độ và Pakistan lần lượt dỡ bỏ hạn chế giá gạo và nối lại xuất khẩu.

Nông dân đập lúa trên một cánh đồng ở thị trấn Tral thuộc huyện Pulwama, phía nam Kashmir, Ấn Độ, hôm 1/10. Ảnh: Reuters.

Nông dân đập lúa trên một cánh đồng ở thị trấn Tral thuộc huyện Pulwama, phía nam Kashmir, Ấn Độ, hôm 1/10. Ảnh: Reuters.

Hôm 28/9, Chính phủ Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải giống Basmati sau hơn một năm cấm xuất khẩu, do sản lượng gạo năm 2024 dồi dào và lượng hàng tồn kho đang ở mức cao.

Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Pakistan thông báo gỡ bỏ chính sách áp giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) cho tất cả các loại gạo. MEP đã được áp dụng từ năm 2023, với mức giá 1.300 USD/tấn cho gạo Basmati và 550 USD/tấn cho gạo không phải giống Basmati.

Quyết định này của Pakistan dường như bị ảnh hưởng bởi việc Ấn Độ trước đó đã dỡ bỏ MEP 950 USD/tấn đối với gạo Basmati vào tháng 9. Ấn Độ và Pakistan là những quốc gia duy nhất sản xuất gạo Basmati, còn được gọi là "ngọc trai thơm" vì hương vị và mùi thơm đặc trưng.

Trong một thông báo đưa ra ngày 28/9, Bộ trưởng Thương mại Pakistan Jam Kamal Khan cho biết chính phủ đã hành động theo yêu cầu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Pakistan (REAP) để dỡ bỏ MEP.

Ông Khan cho biết mức giá sàn được đưa ra vào năm ngoái là nhằm ứng phó với việc giá gạo toàn cầu tăng cao và lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải giống Basmati của Ấn Độ, sau đó New Delhi đã tiếp tục áp đặt một số hạn chế đối với xuất khẩu gạo Basmati vào tháng 8/2023.

"Tuy nhiên, với việc giá gạo quốc tế gần đây bắt đầu giảm và Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, MEP đã trở thành một trở ngại cho các nhà xuất khẩu gạo Pakistan để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu", Bộ trưởng Khan nói.

Ông Khan dự đoán rằng việc dỡ bỏ MEP sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo của Pakistan, có thể đem về 5 tỷ USD trong năm tài chính này. Tuy nhiên, giớ phân tích cho rằng điều này sẽ không dễ dàng, bởi vì không giống như năm ngoái, mặt hàng gạo của Pakistan sẽ một lần nữa đối đầu với đối thủ lớn là Ấn Độ. Và quyết định nâng giá tối thiểu đối với hàng xuất khẩu của chính phủ Pakistan đã khiến nhiều nông dân trồng lúa khó chịu.

Cuộc cạnh tranh trên thị trường gạo

Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm gần 40% thương mại gạo toàn cầu và chiếm 65% thị phần trong xuất khẩu gạo Basmati. Pakistan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ tư sau Thái Lan và Việt Nam, vẫn kiểm soát 35% thị trường gạo Basmati còn lại.

Trong năm tài khóa 2022 - 2023, Ấn Độ đã thu về hơn 11 tỷ USD từ doanh thu bán gạo, trong đó hơn 4,5 triệu tấn gạo Basmati mang lại hơn 4,7 tỷ USD. Tuy nhiên, vào tháng 7/ 2023, lạm phát cao, giá thực phẩm tăng và lo ngại thiếu hụt sản xuất tiềm năng do hiện tượng thời tiết El Nino đã khiến Chính phủ Ấn Độ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo không phải giống Basmati. Một tháng sau đó, Ấn Độ cũng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo Basmati.

Khi gạo Ấn Độ trở nên khan hiếm, Pakistan nổi lên như một trong những nhà cung cấp thay thế cho nhiều quốc gia, bao gồm cả những nước ở vùng Vịnh, châu Phi và Đông Nam Á.

Từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024, khối lượng xuất khẩu gạo của Pakistan tăng trưởng hơn 60% và kim ngạch tăng 78%, với gần 6 triệu tấn gạo xuất khẩu giúp thu về gần 3,9 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Chela Ram Kewlani, cựu chủ tịch REAP, cho rằng hiện nay với việc gạo Ấn Độ quay trở lại thị trường quốc tế với khối lượng lớn, việc áp đặt MEP sẽ làm tổn hại đến xuất khẩu gạo của Pakistan.

Haseeb Khan, phó chủ tịch của REAP, đánh giá cao quyết định của chính phủ về việc gỡ bỏ mức giá trần, đồng thời nhấn mạnh rằng điều này sẽ giúp các nhà xuất khẩu Pakistan củng cố sự hiện diện tại các thị trường mới.

"Chúng tôi đã tìm được khách hàng ở Indonesia và Philippines, và quyết định này sẽ giúp chúng tôi cung cấp gạo cho các thị trường này, cùng với những khách hàng hiện tại của chúng tôi ở các khu vực khác nhau", ông nói với trang tin Al Jazeera.

Năm tài khóa vừa qua, sản lượng gạo của Pakistan đã tăng lên gần 9,8 triệu tấn. Giới chuyên gia dự báo sản lượng gạo của nước này sẽ tăng lên hơn 10 triệu tấn trong năm nay, có thể tăng khối lượng xuất khẩu.

Trong nước, người Pakistan chủ yếu tiêu thụ lúa mì, mỗi người tiêu thụ hơn 120 kg lúa mì mỗi năm, thuộc hàng cao nhất thế giới. Tiêu thụ gạo thấp hơn nhiều, dưới 20 kg mỗi năm. Ngược lại, hầu hết các vùng của Ấn Độ tiêu thụ gạo lại nhiều hơn lúa mì.

Một người nhà buôn bày bán các loại gạo khác nhau tại một khu chợ bán buôn ở Karachi, Pakistan hồi tháng 4/2019. Ảnh: Reuters.

Một người nhà buôn bày bán các loại gạo khác nhau tại một khu chợ bán buôn ở Karachi, Pakistan hồi tháng 4/2019. Ảnh: Reuters.

Nỗi lo của nông dân

Trong khi các nhà xuất khẩu Pakistan đang ăn mừng việc loại bỏ giá sàn, nông dân địa phương dường như không mấy hài lòng.

Mehmood Nawaz Shah, chủ tịch Hội đồng Sindh Abadgar, một tổ chức nông dân ở tỉnh Sindh, lập luận rằng việc loại bỏ MEP sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân.

"Các nhà xuất khẩu sẽ được hưởng lợi, nhưng đối với nông dân chúng tôi, điều này có thể khiến giá bán lao dốc và giảm doanh thu. Về mặt khối lượng, chúng tôi không thể cạnh tranh với Ấn Độ, vì vậy chúng tôi nên duy trì một số mức giá sàn thay vì loại bỏ hoàn toàn. Bây giờ bất kỳ ai cũng có thể bán ở bất kỳ mức giá nào, điều này có thể làm tăng khối lượng bán hàng nhưng đẩy giá xuống", ông Shah nói.

Zahid Khwaja, nhà sáng lập REAP và cũng là một nông dân từ Lahore, cũng bày tỏ những lo ngại tương tự, lưu ý đến các động lực và chiến lược khác nhau của hai nước.

"Các vấn đề trong nước của Ấn Độ đã dẫn đến việc phải đặt ra mức sàn giá và lệnh cấm xuất khẩu, tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường. Bây giờ họ đã dỡ bỏ những hạn chế này, người mua có thể sẽ đổ xô tích trữ gạo Ấn Độ thay vì tiếp tục mua từ Pakistan", ông nói.

Ông Khwaja nhấn mạnh rằng Pakistan nên tiếp tục duy trì một số hình thức kiểm soát giá thay vì dỡ bỏ hoàn toàn. "Nếu vẫn áp dụng chiến lược này, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm cả về số lượng xuất khẩu và doanh thu trong năm tới", ông cảnh báo.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.