| Hotline: 0983.970.780

An Giang sẽ tịch thu 2 con rắn khổng lồ giao cho Trại rắn Đồng Tâm nuôi dưỡng

Thứ Năm 16/05/2019 , 15:13 (GMT+7)

Ngày 16/5, Chi cục Kiểm lâm An Giang cho biết, vụ bắt được cặp rắn khổng lồ ở dưới chân núi Cấm lúc thi công công trình đã xác định là rắn hổ chúa thuộc nhóm 1B là động vật quý hiếm.

Cặp rắn hổ mang chúa.

Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm An Giang) cho biết: Nếu là rắn hổ mang chúa sẽ không được phép nuôi mà tịch thu đưa về Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) nuôi dưỡng. Theo lời ông Hùng, rắn hổ chúa thuộc nhóm 1B là động vật quý hiếm nên phải tịch thu vì không đủ điều kiện nuôi nhốt. Ngoài ra đơn vị bắt được chưa đăng ký nuôi, trong khi đó con này bắt ngoài tự nhiên nên đằng nào cũng phải tịch thu.

Ngành chức năng đang làm thủ tục sẽ bàn giao đưa về Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) nuôi dưỡng

Ông Trương Vĩnh Thành – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai, cho biết: Số rắn bắt được hiện đang tạm giữ ở khu du lịch Tức Dụp và đang làm hồ sơ xin Kiểm lâm để phục vụ mục đích bảo tồn, cho người dân tham quan biết về loại này. Nếu cơ quan chức năng kết luận giao trả thì phía Tập đoàn sẽ giao trả cho Nhà nước xử lý theo quy định pháp luật.

Theo ông Thành, hai con rắn được tạm giữ trong vườn thú của khu du lịch đồi Tức Dụp, ở huyện Tri Tôn – An Giang. Khu vực này có nhiều loại khác như đà điểu, hươu, nai, trăn, vịt trời… đều có giấy phép.

Nhiều người dân hiếu kỳ đến Khu du lịch Tức Dụp xem rắn hổ mang chúa.

Theo quan sát, trên mình 2 con rắn hổ chúa có nhiều vân như mây. Hầu hết thân màu vàng nhạt, có khoang trắng ngắt quãng. Cặp rắn được nuôi trong chuồng bọc bằng lưới thép và một con đang có dấu hiệu thay da.

Sống ở môi trường mới khiến cặp rắn không còn nhanh nhẹn như trước cũng như có dấu hiệu ốm đi. Hiện nay tại khu du lịch Tức Dụp có rất nhiều người hiếu kỳ bỏ tiền mua vé vào xem cặp rắn hổ chúa này như thế nào?

Theo nhiều người dân sống ở vùng Bảy Núi cho rằng, Cơ quan chức năng cần phải sớm giao cặp rắn cho Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) nuôi dưỡng để tránh việc thiệt hại không đáng có, bởi nơi đó mới có chuyên môn hơn khu du lịch cũng như loại này thuộc dạng quý hiếm. 

Còn Đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thành Cư (85 tuổi) ở huyện Tri Tôn - An Giang cho rằng, đây là loài cắn cực độc và rất kén ăn nên ít ai nuôi nhốt được.

Cặp rắn khổng lồ này không còn nhanh nhẹn như trước cũng như có dấu hiệu ốm đi.

Như NNVN Online thông tin, cách nay hơn 2 tuần, trong lúc nhóm công nhân đang thi công công trình điện năng lượng mặt trời thuộc Tập đoàn Sao Mai đầu tư dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên - An Giang) bất ngờ phát hiện ổ rắn hổ chúa ngóc đầu trong hang.

Khi đó tài xế lái xe cuốc liền chụp lấy mấy cái bao bố ném vào miệng hang. Nghe thấy một nhóm 3 công nhân nữa lại phụ ném bao liên tục vào cặp rắn đang nằm, rồi chạy đến vây bắt. 

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.