| Hotline: 0983.970.780

An Giang: Về đích nông thôn mới sớm hơn lộ trình

Thứ Sáu 13/09/2019 , 08:50 (GMT+7)

Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay An Giang có 54/119 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến cuối năm có thêm 7 xã đạt chuẩn, tăng 48 xã so với giai đoạn 2011 - 2015 và hoàn thành mục tiêu mà chương trình đề ra sớm hơn 1 năm so với lộ trình.

09-52-52_nh_1_n_ging_tu_ho_ve_dich_ntm_som_hon_so_voi_lo_trinh
An Giang tự hào về đích NTM sớm hơn so với lộ trình.

Trước thềm diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang rất tự hào, là đến thời điểm này tỉnh đã đạt kết quả xây dựng NTM về đích sớm hơn lộ trình đưa ra.

Ông Thư cho biết, để đạt được kết quả này thời gian qua An Giang rất chú trọng và nỗ lực chỉ đạo, hỗ trợ để các xã NTM sớm về đích. Tỉnh đã chọn những bước đi, giải pháp tối ưu nhất phù hợp với xuất phát điểm của địa phương là chọn xã điểm, huyện điểm để chỉ đạo thực hiện, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra các địa phương khác.

Tiếp theo chọn các giải pháp ưu tiên thực hiện, như tập trung phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao, nhằm nâng cao thu nhập, tạo sự ổn định cho khu vực nông thôn và tạo nguồn lực cho đầu tư xây dựng NTM trước mắt và lâu dài.

Vận dụng linh hoạt và sáng tạo các giải pháp về nguồn vốn cũng như thủ tục đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo sự đột phá cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội môi trường, an ninh trật tự của địa phương. Phát triển NTM gắn với khai thác triệt để thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển mới các khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt là các sản phẩm truyền thống, đặc trưng từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Song song đó, tỉnh triển khai Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2016-2020, nhiều năm qua An Giang đã phát động các phong trào thi đua “An Giang chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020”.

Các ngành, đoàn thể và các địa phương đã vận dụng sáng tạo nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả như: Mô hình “Ấp tự quản bảo vệ môi trường”, hành lang giao thông thông thoáng, mỗi nhà làm hàng rào cây xanh, cột cờ thẳng tắp, mô hình “Hội Mái ấm tình thương”, mô hình “Bếp ăn tình thương”, mô hình “Đội thiện nguyện xây dựng cầu”, mô hình “Cổng rào an ninh trật tự…

Đến nay, toàn tỉnh đã có 54/119 xã đạt chuẩn xã NTM đạt tỷ lệ 45,38%, dự kiến đến cuối năm nay sẽ có thêm 7 xã đạt chuẩn, nâng tổng số lên 61/119 xã đạt chuẩn NTM, tăng 48 xã so với giai đoạn 2011 - 2015 và hoàn thành mục tiêu chương trình sớm hơn 1 năm so với lộ trình.

09-52-52_nh_2_du_kien_tu_dy_den_cuoi_nm_n_ging_dt_61119_x_dt_chun_ntm
Dự kiến từ nay đến cuối năm, An Giang sẽ có 61/119 xã đạt chuẩn NTM.

Bình quân toàn tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã (tăng 8,74 tiêu chí/xã so với giai đoạn 2010 - 2015, không còn xã dưới 7 tiêu chí. Có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành Chương trình xây dựng NTM, là huyện Thoại Sơn và TP Châu Đốc, TP Long Xuyên đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận. Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2019 là gần 15 ngàn tỷ đồng.

Đặc biệt, hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng, mạng lưới trường lớp được đầu tư rộng khắp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tăng cường, lao động được giải quyết việc làm ổn định hằng năm. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng NTM và nhiều chương trình khác ngày càng đi vào chiều sâu.

Các thiết chế văn hóa tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng trên địa bàn tỉnh được quy hoạch, đầu tư nâng cấp, tôn tạo và đưa vào khai thác. Các chính sách an sinh xã hội được triển khai đồng bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng khó khăn luôn được cải thiện.

Thu nhập bình quân trên năm khu vực nông thôn năm 2018 đạt 40,7 triệu đồng/người/năm, tăng 13,15 triệu đồng so năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm bình quân hàng năm 1,34%. Có 99,06% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh và 88,56% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy định. Các chỉ tiêu khác cũng có bước phát triển tốt.

Nông nghiệp, nông thôn của tỉnh có những bước đổi thay căn bản, toàn diện. Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, cảnh quan nông thôn, vệ sinh môi trường được cải thiện, các địa phương đã có nhiều các làm hay, các mô hình có hiệu quả như hàng rào cây xanh, các tuyến đường hóa, mô hình thu gom rác thải.

09-52-52_nh_3_sn_xut_nong_nghiep_yeu_to_qun_trong_gop_phn_xy_dung_ntm_som_ve_dich
Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng góp phần xây dựng NTM sớm về đích.

Đời sống người dân được nâng lên, kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng của các xã đạt chuẩn NTM, các tuyến giao thông, trường học, trạm y tế, chợ được đầu tư nâng cấp. Hệ thống kênh mương, công trình thủy lợi được kiên cố hóa. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm xã hội đều tăng mạnh.

Theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, những kết quả đạt được là nhờ có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, ưu tiên bố trí nguồn lực, sự kiểm tra sát sao tiến độ thực hiện xây dựng NTM của cấp uỷ đảng, chính quyền, sự chủ động của địa phương, đơn vị trong chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thực hiện các nội dung, tiêu chí NTM.

Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM giúp địa phương đạt được những kết quả nhất định, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM sớm về đích.

  • Tags:
Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Tân Yên phát triển đa dạng sản phẩm OCOP, xây dựng huyện NTM nâng cao

BẮC GIANG Chương trình OCOP tại Tân Yên giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện cuộc sống người dân và đóng góp quan trọng vào xây dựng hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao.