| Hotline: 0983.970.780

Ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine với xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam

Thứ Tư 02/03/2022 , 16:37 (GMT+7)

Dưới đây là góc nhìn của ông Như Nguyễn - Giám đốc Công ty VIEC (Hà Lan) về những ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine với xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam.

Tổng thống Nga Putin ngày 24/2 tuyên bố mở chiến dịch quân sự nhắm vào khu vực miền Đông của Ukraine. Động thái này đã tác động to lớn đến thị trường tài chính toàn cầu. Cuộc xung đột giữa hai nước gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thay đổi nền kinh tế thế giới trong tương lai. Vậy có những cơ hội nào dành cho thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, mời bạn đọc bài viết dưới đây.

Cuộc chiến tranh Nga và Ukraine tác động đến nền kinh tế thế giới 

Nga là đất nước có số lượng tài nguyên vô cùng trù phú. Những mặt hàng của Nga xuất khẩu ra thế giới có thể kể đến như là lúa mì, khí đốt, dầu thô... Theo báo cáo của Refinitiv Datastream/Karin Strohecker, Nga hiện tại là đất nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.

Ông Như Nguyễn - Giám đốc Công ty VIEC (Hà Lan) giới thiệu nông sản Việt tại Hà Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ông Như Nguyễn - Giám đốc Công ty VIEC (Hà Lan) giới thiệu nông sản Việt tại Hà Lan. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bên cạnh đó, Nga còn là nhà cung cấp khoảng 35% nhu cầu khí tự nhiên cho Tây Âu, phần lớn nhờ các đường ống xuyên qua lãnh thổ Ba Lan và Belarus theo dự án đường ống dẫn Nord Stream 1 đến Đức, và lãnh thổ Ukraine đến các nước khác.

Còn với Việt Nam, đất nước này có số lượng nhập khẩu lớn các mặt hàng nông, lâm, thủy và hải sản. Chúng ta có thể thấy được rằng trước khi chiến tranh xảy ra, Nga là nước có nhiều tài nguyên lớn, giữ vai trò xuất khẩu chính trong một số mặt hàng nhất định.

Tuy nhiên, khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng hơn, thế giới sẽ gặp nhiều biến động về kinh tế. Với mục đích là trừng phạt Nga, Đồng minh EU, Mỹ, Khối G7, Nhật Bản và 30 nước trong khối Nato sẽ liên tục tạo ra các rào cản trong kinh tế. Tại các nước đang áp dụng trừng phạt kinh tế Nga, những doanh nghiệp tiếp tục làm việc với Nga cũng sẽ gián tiếp bị cản trở và gặp nhiều khó khăn.

Và hơn thế nữa, tiền tệ tại Nga đang gặp khủng hoảng trầm trọng, rớt giá kỷ lục trong lịch sử, trong vòng chưa đầy 1 tuần lễ, giá đồng Rube giảm gần một nửa. Đây là nguyên nhân gây ra lạm phát. Vì khi đồng tiền bị mất giá thì vật giá leo thang, điều đó có sự tác động to lớn đến nền kinh tế của các nước đang đầu tư tại quốc gia này. 

Cuộc chiến tranh này sẽ kéo theo những hệ lụy không tưởng. Vậy còn có cơ hội nào cho các doanh nghiệp để không bị gián đoạn sản xuất hay không? 

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại châu Âu trong và sau cuộc chiến tranh Nga Ukraine?

Khi Nga tập trung chuẩn bị cho cuộc xung đột với Ukraine, những giao thương kinh tế sẽ bị ảnh hưởng lớn và không đủ sự sát sao cho các doanh nghiệp. Đây là điều khó khăn cho các doanh nghiệp khi hợp tác với nước Nga trong thời điểm này. Và nếu đồng tiền ở Nga vẫn liên tục rớt giá thì chúng ta cần phải đi tìm thêm nhiều cơ hội đầu tư mới. 

Nước Nga là một thị trường lớn, lý tưởng cho việc đầu tư và sản xuất. Thế nhưng, thị trường EU lại tiềm năng hơn rất nhiều, với dân số nhiều hơn, kinh tế đang phát triển mạnh. Và quan trọng hơn thế nữa, các quốc gia EU có sự bình ổn về thể chế chính trị. Trong một cuộc điều tra xã hội mới đây tại Hà Lan và châu Âu, khi chiến tranh đang xảy ra tại Ukraine.

Thủy sản là một trong những mặt hàng của Việt Nam có thể mạnh tại Nga. Ảnh: LHV.

Thủy sản là một trong những mặt hàng của Việt Nam có thể mạnh tại Nga. Ảnh: LHV.

Người dân Hà Lan cho biết, họ sẽ hạn chế và thậm chí là ngưng không mua các mặt hàng của Nga và các mặt hàng đến từ các nước thân với Nga, ví dụ như Belarus hay Trung Quốc. Hàng hóa từ nơi này sản xuất được coi là kém chất lượng, giờ lại gặp khó khăn nhiều hơn tại thị trường tiềm năng này.

Đây là lúc doanh nghiệp Việt đi giành một chỗ trong thị trường EU, mà điểm đến quan trọng của cửa ngõ EU chính là Hà Lan. Ngoài khí đốt (gas) thì Hà Lan cũng như châu Âu cũng nhập một số lượng lớn nông sản và thuỷ sản từ Nga. Như đã nói ở trên, người dân Hà Lan không còn mặn mà với những sản phẩm đến từ Nga. Tuy nhiên đây là mặt hàng thiết yếu nên nhu cầu của người dân vẫn rất nhiều. Họ sẽ đi tìm những mặt hàng ấy tại các nước khác trên thế giới.

Một số mặt hàng mà Hà Lan nhập khẩu mạnh từ Nga trong năm 2019 và 2020:

* Tổng giá trị nhập khẩu trong năm 2019 là: 40 tỷ EUR

* Trong đó nông sản: 105 triệu EUR

* Thuỷ sản: 750 triệu EUR

* Đồ gỗ, thiết bị nội ngoại thất: 100 triệu EUR

Đây sẽ là những mặt hàng mà người dân tại Hà Lan vẫn luôn có nhu cầu. Nhưng nó sẽ được thay thế bởi một nguồn cung khác. Việt Nam cần giành lấy cơ hội này.

Hơn nữa, hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/ 2020 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành hàng nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Bên cạnh đó,Việt Nam có lợi thế về mặt hàng nông sản và đang phát triển mặt hàng thủy sản thì chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng về tương lai gia nhập thị trường EU rộng lớn.

Tiếp nối sự thành công của các doanh nghiệp đưa bàn ghế lục bình, nông sản, cà phê vào Hà Lan, Công ty VIEC đã có được những thành công nhất định trong lĩnh vực này. 

Bằng sự am hiểu về văn hóa và thị trường của Hà Lan và Việt Nam, chúng tôi tin chắc rằng có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích khi bước vào một thị trường mới. Không qua bên thứ ba, Công ty VIEC sẽ  làm việc trực tiếp với doanh nghiệp và đối tác.

Công ty VIEC tin rằng có thể đồng hành với doanh nghiệp trong từng khâu chuẩn bị và sản xuất. Và nếu chưa có không gian bán hàng, công ty sẽ sẵn sàng hỗ trợ trưng bày và bán hàng cho người tiêu dùng B2C tại Hà Lan. Xin liên hệ qua email: info@viec.nl – Zalo/ Viber/ Whatsapp: +31642049998.

Giám đốc Công ty VIEC (Hà Lan)

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.