| Hotline: 0983.970.780

Áp dụng SRI toàn phần, lượng giống có thể giảm từ 50 - 70%

Thứ Bảy 04/06/2022 , 08:11 (GMT+7)

Hiện nay, hơn 70% diện tích lúa ở Hà Nội được áp dụng phương pháp canh tác cải tiến SRI vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa giúp cải thiện, giữ sạch môi trường.

 

Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT TP Hà Nội, vụ xuân 2022, Thủ đô gieo cấy diện tích lúa hơn 83.000 ha, trong đó có hơn 70% diện tích áp dụng canh tác cải tiến SRI từng phần và khoảng 6% canh tác cải tiến SRI toàn phần.

 

Theo ông Lê Xuân Trường, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội, khi áp dụng biện pháp SRI toàn phần, lượng giống có thể giảm được từ 50 - 70%, do đó, lượng sử dụng phân bón cũng giảm theo rất nhiều. So với canh tác truyền thống, lượng nước cung cấp cho ruộng lúa có thể tiết kiệm được 2-3 lần.

 

Với biện pháp canh tác cải tiến SRI, khi rút nước sau giai đoạn bón thúc lần đầu, bộ rễ của cây lúa sẽ phát triển mạnh, ăn sâu xuống đất, làm tăng khả năng đẻ nhánh của lúa và thân cây cứng hơn, khó đổ hơn. Bên cạnh đó, do cấy thưa nên cây lúa được quang hợp tốt hơn, giảm khả năng nhiễm các loại sâu bệnh như rầy, sâu cuốn lá, khô vằn, đạo ôn… so với canh tác truyền thống.

 

Ngoài ra, việc sử dụng nước tiết kiệm, giảm thời gian ngập nước của mặt ruộng cũng giúp cho lượng khí nhà kính phát thải trong canh tác lúa giảm xuống, góp phần giảm biến đổi khí hậu.

 

Bộ rễ lúa áp dụng SRI rất dày, dài và khỏe, trong khi đó bộ rễ lúa canh tác truyền thống thì ngắn, nông và yếu hơn. Rễ phát triển mạnh, ăn sâu xuống đất sẽ làm tăng khả năng đẻ nhánh của lúa và thân cây cứng hơn, khó đổ hơn.

 

Bên cạnh đó, lúa canh tác SRI cũng có bộ thân cứng, số bông hữu hiệu cao, ví dụ trên mỗi khóm lúa có 15 dảnh thì có 12 dảnh hữu hiệu và 3 dảnh vô hiệu. Trong khi với canh tác truyền thống thì khóm lúa chỉ có 7 dảnh nhưng cũng có đến 2 dảnh vô hiệu.

 

Theo bà Nguyễn Thị Tâm, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức (ảnh), từ lúc áp dụng biện pháp canh tác cải tiến SRI thì sâu hại như rầy, sâu cuốn lá gần như không còn, chỉ có một số bệnh như đốm sọc, bạc lá do bón phân muộn.

 

Do cắt giảm tối đa lượng phân bón và thuốc BVTV, những cánh đồng lúa áp dụng canh tác cải tiến SRI được cải thiện về môi trường rõ rệt. Tại những cánh đồng này, nông dân có thể đặt lưới bắt các loại cua, ốc, cá, lươn... vốn rất ít xuất hiện ở những nơi sử dụng nhiều hóa chất trong canh tác.

Nhộn nhịp chợ đào Tết trên cao nguyên Mộc Châu

Nhộn nhịp chợ đào Tết trên cao nguyên Mộc Châu

Ảnh 08:33

Sơn La Không khí Tết rộn ràng trên cao nguyên Mộc Châu, Vân Hồ, nơi sắc đào thắm hồng xen lẫn sắc mận trắng tinh khôi và tình người ấm áp xua tan giá lạnh miền núi.

Xếp hàng mua gà ngậm hoa trên 'phố nhà giàu'

Xếp hàng mua gà ngậm hoa trên 'phố nhà giàu'

Ảnh 07:04

Tại chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều người đã có mặt ngay từ sáng sớm để mua gà tiên ngậm hoa, chuẩn bị cho lễ cúng ông Công, ông Táo.

Thủ phủ hành tỏi rộn tiếng cười ngày cuối năm

Thủ phủ hành tỏi rộn tiếng cười ngày cuối năm

Ảnh 07:03

Nếu bán kịp trà sớm, người trồng hành có thể lãi đến 12 triệu đồng/sào. Vào cuối tháng chạp, giá giảm nhưng lợi nhuận vẫn được giữ ở mức 6-8 triệu đồng/sào.

Nhóm bạn trẻ 11 năm liền hỗ trợ đưa ông Táo lên trời

Nhóm bạn trẻ 11 năm liền hỗ trợ đưa ông Táo lên trời

Ảnh 10:30

11 năm qua, các bạn trẻ của Nhóm Cá Chép luôn có mặt mỗi dịp Tết ông Táo, hỗ trợ người dân thả cá với thông điệp 'Thả cả đừng thả túi nilon'.

Làng rèn 300 năm tuổi ngày đêm đỏ lửa dịp cận Tết

Làng rèn 300 năm tuổi ngày đêm đỏ lửa dịp cận Tết

Ảnh 09:46

Quảng Ngãi Từ sáng sớm đến tối mịt, làng rèn truyền thống ở xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa để kịp sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT dâng hương, thả cá tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT dâng hương, thả cá tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ảnh 12:30

Sáng 21/1, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT dâng hương tưởng niệm và thả cá nhân dịp Xuân Ất Tỵ tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm

Bình luận mới nhất