| Hotline: 0983.970.780

Bà Rịa - Vũng Tàu: "Chung sức" kiện Vedan

Thứ Tư 21/07/2010 , 09:51 (GMT+7)

Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, còn có 44 luật sự đăng ký tham gia giúp các hộ dân chuẩn bị các thủ tục tham gia vụ kiện Vedan mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện vật chất gì...

Sông Thị Vải sau khi phát hiện Vedan “ đầu độc” ít lâu

Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, còn có 44 luật sự đăng ký tham gia giúp các hộ dân chuẩn bị các thủ tục tham gia vụ kiện Vedan mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện vật chất gì, khiến cho hàng trăm hộ dân ở đây cảm thây ấm lòng.. 

Khi hay tin Ban chỉ huy thống kê thiệt hại kinh tế và môi trường vụ Vedan (BCH) cùng Đoàn Luật sư tỉnh sẽ gặp gỡ, hướng dẫn người dân người dân sao y những giấy tờ, hồ sơ liên quan đến vụ kiện và ký các văn bản như đơn khởi kiện, giấy uỷ quyền cho luật sư, đơn xin miễn, giảm tiền tạm ứng án phí cho 1.255 hộ nông dân tham gia trong vụ khởi kiện Cty Vedan, hàng trăm người dân ở xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành đã kéo nhau lên UBND xã bày tỏ thái độ vui mừng, phấn khởi.Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân bày tỏ phẫn nộ, như ông Trần Mỹ ( ấp Phú Hoà, xã Mỹ Xuân) nói: “Tụi tui là những người ít am hiểu về pháp luật, cực chẳng đã mới kiện ra toà vì Vedan đã vô tình, còn vô cảm với những thiệt hại của dân”.Với tư cách là người khởi kiện, chị Trương Thị Vui cũng cho hay, gia đình chị cũng như tất cả các hộ dân khác sẽ uỷ quyền cho các luật sư thay mặt tham gia vụ kiện với tư cách là nguyên đơn.

Theo ông Nguyễn Thanh Diệu, PCT UBND xã Mỹ Xuân, đây là một trong những nơi bị thiệt hại nặng nhất gồm 419 hộ, với số tiền thiệt hại hơn 41 tỷ đồng (Đánh giá thiệt hại của Viện Môi trường và Tài nguyên công bố-PV). Mấy năm qua, đời sông nông dân vô cùng khó khăn, vì vậy UBND xã rất phấn khởi vì chính quyền tỉnh can thiệp, bảo vệ người dân kịp thời, đúng lúc, có quan điểm vững vàng, quyết liệt, “chung sức” cùng người dân trong vụ việc này.

Nhìn 5 ha nuôi tôm đang chuẩn bị tới kỳ thu hoạch, ông Trương Thế Kỷ ( Thị trấn Phú Mỹ) vẫn mang trong mình tâm trạng thấp thỏm lo âu. Ông Kỷ nói một năm trở lại đây, nước sông trong hơn bà con ngư dân đã trở lại với nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Thế nhưng, do nguồn nước trước đây bị ô nhiễm nặng nên những hộ nuôi thuỷ sản vẫn phải chịu cảnh lúc được, lúc mất. “Với hơn 5 ha nuôi tôm quảng canh, khi Vedan chưa xả nước thải bẩn ra sông Thị Vải, gia đình tôi thu nhập từ 100-200 triệu đồng/vụ. Nhưng, mấy năm nay vụ nào trúng chỉ được khoảng 10 triệu đồng, có vụ mất trắng!”.

Không chỉ có những hộ nuôi thuỷ sản, những người sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản nơi đây cũng chịu chung số phận. 20 năm sống bằng nghề quăng lưới trên sông Thị Vải, ông Phan Văn Hường (ấp Phước Thạnh, xã Mỹ Xuân) than thở: “sông Thị Vải bây giờ tôm, cá ít, ngày nào may mắn lắm ngư dân đánh được 4-5 kg cá, bán được 100.000-150.000 đồng, có ngày quăng lưới từ sáng tới chiều chẳng có con cá, con tôm nào lọt lưới”. Tuy vậy, ngày nào ông Hường cũng bao ngư dân khác cũng phải quăng lưới đi rà từng mẻ cá để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Gần hai năm qua, ông Hường cũng như nhiều hộ dân khác vẫn hy vọng Vedan sẽ bồi thường thiệt hại cho người dân, nhưng vì Vedan quá “ù lì” buộc dân phải kiện. “Mấy hôm nay, tôi cùng với các hộ khác đã tìm những chứng cứ có giá trị chứng cứ để cung cấp cho các luật sư, hy vọng vụ kiện sẽ thức tỉnh lương tâm và trách nhiệm của Vedan”.

Theo ghi nhận của NNVN, đến thời điểm này tỉnh BR-VT đã có 44 luật sự đăng ký tham gia giúp các hộ dân chuẩn bị các thủ tục. Mỗi luật sư sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, đại diện pháp lý cho từ 30-35 hộ gia đình tham gia khởi kiện. Hầu hết họ đều sẵn sàng tham gia vụ kiện mà không đòi hỏi điều kiện vật chất gì đối với người dân, còn việc người dân có ủy quyền và ủy quyền cho ai là tùy họ..

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm