| Hotline: 0983.970.780

Tăng trưởng kinh tế hơn nữa cho khu vực ĐBSCL

Thứ Hai 17/05/2021 , 16:45 (GMT+7)

Nghị quyết 120 nêu ra chiến lược dài hơi cho đồng bằng theo hướng thích ứng thuận thiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.

Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Đào Chánh.

Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Đào Chánh.

Từ đó chuyển tư duy nông nghiệp từ thuần túy sản xuất sang làm kinh tế nông nghiệp. Đây là cách ứng xử tốt nhất đối với tình hình nhiều thách thức của miền đất này.

Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL. Nghị quyết khẳng định vai trò và vị thế ĐBSCL là “đóng góp 50% sản lượng lúa; 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản; 70% trái cây các loại; 95% sản lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước”.

Để giữ vững thành quả sản xuất, các ban ngành Trung ương, địa phương đã có chiến lược thích hợp trong phát triển nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công, du lịch sinh thái và kinh tế dịch vụ đặc thù của vùng ĐBSCL nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động để giữ chân và khuyến khích họ về lại quê hương.

Cơ cấu lại nông nghiệp theo thế mạnh địa phương

Về nông nghiệp, các tỉnh không chỉ chú trọng nông nghiệp sạch, mà còn quan tâm đến nông nghiệp kế hoạch. Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thích hợp với từng địa phương.

Những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả nhiều đề án. Điển hình là đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2014-2016 và định hướng 2020 (gọi tắt là đề án 1.000).

Những năm qua tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạng chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp, kém hiệu quả sang trồng cây có múi và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Đào Chánh.

Những năm qua tỉnh Hậu Giang đã mạnh dạng chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp, kém hiệu quả sang trồng cây có múi và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Đào Chánh.

Theo bà Nguyễn Thị Giang, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, đề án này có 4 hợp phần, gồm: Chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp, kém hiệu quả sang trồng cây có múi và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi 1.000 ha diện tích mía kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trồng bắp hoặc rau màu. Chuyển đổi 1.000 ha lúa 3 vụ/năm sang 2 vụ lúa + 1 màu hoặc 2 vụ lúa + thủy sản. Chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, sử dụng đệm lót sinh học hoặc công trình khí sinh học, bảo vệ môi trường.

Đến nay, đã có gần 2.500 hộ nông dân đăng ký thực hiện 3 hợp phần cây trồng và chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, với tổng diện tích là 1.953 ha. Riêng hợp phần 4 có 1.280 hộ đăng ký chuyển đổi chăn nuôi. Tổng kinh phí thực hiện đề án đến nay là gần 72 tỷ đồng. 

Tỉnh Bạc Liêu cũng xác định ngành kinh tế mũi nhọn và đã thực hiện 5 năm qua. Ông Lưu Hoàng Ly, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh là điểm nhấn, tạo bước đột phá trong nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Năm 2020, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh của tỉnh là 25.800 ha, tăng 31,41% so với năm 2015. Tỉnh có nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao hàng đầu quốc gia, có thứ hạng cao trong khu vực Đông Nam Á. Tỉnh có 4 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Có 7 đơn vị được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản.

Tỉnh Bạc Liêu năm 2020, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh là 25.800 ha, tăng 31,41% so với năm 2015. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tỉnh Bạc Liêu năm 2020, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh là 25.800 ha, tăng 31,41% so với năm 2015. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, cho năng suất tăng từ 10-15 lần so với nuôi tôm thông thường. Trong chuyển dịch cơ cấu, mô hình canh tác tôm - lúa đều tăng qua từng năm. Đây là mô hình phát triển bền vững, lợi nhuận cao hơn 15 đến 30% so với độc canh cây lúa.

Thế mạnh du lịch, hoa kiểng

Ở An Giang, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn từ năm 2020 và định hướng đến năm 2025 nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Ông Lê Văn Phước, PCT UBND tỉnh An Giang cho biết: Tỉnh đang triển khai thực hiện chương trình quy hoạch tổng thể phát triển du lịch An Giang nhằm tăng cường đào tạo, tập huấn đội ngũ nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch chuyên nghiệp.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu đề ra của tỉnh An Giang là giữ chân du khách, với chỉ tiêu tăng tỷ lệ đóng góp ngành du lịch lên 15,3%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu đề ra của tỉnh An Giang là giữ chân du khách, với chỉ tiêu tăng tỷ lệ đóng góp ngành du lịch lên 15,3%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xúc tiến quảng bá du lịch, hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách phát triển du lịch để cải thiện điều kiện kinh doanh du lịch. Trong giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu đề ra của tỉnh An Giang là giữ chân du khách, với chỉ tiêu tăng tỷ lệ đóng góp ngành du lịch lên 15,3%. Theo kế hoạch, An Giang sẽ có thêm một khu du lịch văn hóa tâm linh hỗn hợp quy mô lớn, có nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn 5 sao. Bên cạnh đó, có khu vui chơi, giải trí quy mô lớn tại các khu du lịch trọng điểm ở hai thành phố lớn Long Xuyên và Châu Đốc.

Chỉ tiêu đến năm 2025, ngành du lịch của An Giang đón hơn 10 triệu lượt khách, tỷ trọng khách lưu trú chiếm 30%. Dự kiến đến năm 2030, đón 14,5 triệu lượt khách, tăng khách lưu trú lên 35%. Tổng doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt khoảng 7 ngàn tỷ đồng, năm 2030 khoảng 10 ngàn tỷ đồng. Đồng thời, khai thác tốt tuyến du lịch kết nối nội vùng, ngoại vùng và tuyến du lịch xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia - Thái Lan - Lào.

Toàn tỉnh An Giang hiện có khoảng 97 cơ sở lưu trú du lịch cùng 13 công ty lữ hành, có 11 công ty lữ hành quốc tế hoạt động. An Giang có 15 địa điểm tham quan, du lịch phục vụ đa dạng nhu cầu vui chơi của du khách.

Theo ông Nguyễn Khánh Hiệp, GĐ Sở VH-TT&DL tỉnh An Giang: Một trong những nhiệm vụ quan trọng thời gian tới là triển khai thực hiện chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch. Đưa du lịch An Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng tỷ lệ đóng góp trong cơ cấu GDP chung của tỉnh. Theo đó, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Xây dựng thương hiệu và đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng ĐBSCL và cả nước.

Đối với kinh tế mũi nhọn của tỉnh Đồng Tháp hướng đến dịch vụ hoa kiểng. Ông Đoàn Tấn Bửu, PCT UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định, nghề trồng hoa kiểng ở Đồng Tháp được chọn là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ngành hàng hoa kiểng ở Đồng Tháp được chọn là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành hàng hoa kiểng ở Đồng Tháp được chọn là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với ngành hoa kiểng diện tích đến nay đạt 2.430 ha, tập trung chủ yếu ở TP Sa Đéc. Mỗi năm nơi đây cung cấp hơn 2.500 chủng loại hoa, cây cảnh cho cả nước. Tính lợi nhuận bình quân của người trồng hoa, kiểng đạt từ 500 - 700 triệu đồng/ha/năm lãi gấp từ 7 - 10 lần so với trồng lúa.

Đặc biệt 5 năm qua lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng hoa Sa Đéc và xây dựng Trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Trung tâm nhằm chuyển giao quy trình ứng dụng công nghệ trong sản xuất ở các khâu: giống hoa cảnh, quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản hoa và gắn với du lịch sinh thái. Bình quân mỗi năm Trung tâm đã cung ứng khoảng 300 ngàn cây giống hoa cấy mô với nhiều chủng loại.

Với kế hoạch phát huy thế mạnh kinh tế địa phương của từng tỉnh, lại được sự hỗ trợ của các tỉnh trong liên kết vùng, hi vọng kế hoạch tăng trưởng kinh tế ĐBSCL sẽ đạt nhiều thành quả. Kinh tế mỗi địa phương tăng trưởng sẽ thu hút nhiều nhân lực. Đây là điều cốt yếu lâu dài tạo được một làn sóng hồi hương, mở ra cơ hội mới cho người ly hương trở lại làm ăn nơi chính quê hương họ.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.