| Hotline: 0983.970.780

Bão giá đất càn quét từ phố tới quê

[Kỳ 7] Đi tìm lời giải cho cơn sốt đất

Thứ Năm 22/04/2021 , 10:35 (GMT+7)

Chi phí của một dự án bất động sản gắn chặt vào khung giá đất của các địa phương, nó tác động và chi phối mạnh giá giao dịch thực tế trên thị trường.

Một dự án bất động sản bị đóng băng ở Ngã ba Điểm Hẹn, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên vì khung giá đất tăng gấp đôi. Ảnh: Bảo Thắng.

Một dự án bất động sản bị đóng băng ở Ngã ba Điểm Hẹn, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên vì khung giá đất tăng gấp đôi. Ảnh: Bảo Thắng.

Nâng khung giá đất

Cuối năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2019/NĐ-CP về khung giá đất. Dựa trên tinh thần của Nghị định này, các tỉnh, thành đồng loạt ban hành bảng giá đất mới, áp dụng trên địa bàn cho giai đoạn 2020-2025. So với giá cũ, mức giá mới tăng trung bình từ 15-20%.

Trong khoảng vài tháng, cơn sốt đất xuất hiện. Ban đầu chỉ dừng tại Hà Nội, các tỉnh, thành có khu công nghiệp hoặc dự án lớn, sau lan ra toàn quốc.

Tại tỉnh Thái Nguyên, theo Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, khung giá đất tại các phường thuộc thành phố Thái Nguyên từ 500.000 đến 30 triệu đồng một mét vuông, nhưng chỉ sau một năm tăng lên thành 700.000 đến 36 triệu một mét. Mức tăng từ 20%.

Thậm chí có những nơi có giá đất tăng cao tới 40%. Thường là khu vực đất có dự án xây dựng khu đô thị, phân lô, bán nền. Doanh nghiệp muốn triển khai dự án thì phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sử đụng dất đối với nhà nước. Và tiền thuế sử dụng đất là một trong những nguồn thu ngân sách lớn của địa phương.

Riêng tại đường Z115, phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, là khu vực đang có tốc độ phát triển đô thị rất mạnh, trong vài năm trở lại đây thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư. Năm 2019, trước khi có Nghị quyết tăng giá đất của tỉnh, khung giá đất ở khu vực này chỉ từ 4-7 triệu đồng một mét vuông. Nhưng sau Nghị quyết, khung giá đất nhảy lên thành 9-12 triệu một mét, nghĩa là tăng gần gấp đôi.

Theo Thông tư số 22/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng về Quy hoạch xây dựng, mật độ xây dựng gộp tối đa cho phép của đơn vị ở là 60%. Điều ấy có nghĩa, khi doanh nghiệp thực hiện dự án tỷ lệ sử dụng đất của các công trình kiến trúc chính chỉ hơn một nửa diện tích toàn khu đất, phần còn lại sẽ dành cho diện tích đường giao thông, công viên cây xanh và các khu vực tiện ích công cộng. Thuế sử dụng đất tăng cao bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ cộng vào chi phí bấy nhiêu. Ví dụ, doanh nghiệp nộp thuế sử dụng đất 7 triệu đồng/m2 vào năm 2019, dự án hết 70 tỉ đồng thì chi phí này sẽ chỉ chia đều cho 60% diện tích đất doanh nghiệp được phép bán. Vậy là giá đất đã đội lên thành trên 11 triệu/m2. Cộng thêm các quan hệ, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí khác và lợi nhuận của doanh nghiệp thì giá đất thị trường có thể lên tới 18_ 20 triệu đồng/m2.

Nhưng nếu khung giá đất nộp thuế ở mức 12 triệu đồng/m2,  dự án hết 120 tỉ đồng thì chia riêng chi phí nộp thuế cho 60% diện tích là giá đất đã đội lên thành 20 triệu đồng một m2. Cộng thêm các chi phí khác, cộng thêm lợi nhuận của doanh nghiệp thì giá đất thị trường sẽ phải lên tới 30 triệu đồng một m2.

Giá đất dự án tăng cao cũng sẽ kéo theo giá đất ở các khu dân cư hiện hữu ở xung quanh dự án tăng lên. Vô hình chung tạo thành một thị trường BĐS "neo giá" cao chót vót so với mặt bằng dân sinh.

Neo giá cao là thế, nhưng giao dịch thực tế hầu như không có chủ yếu là các doanh nghiệp mua bán "lướt sóng" dự án. Ở phân khúc bán lẻ, một số đối tượng đầu cơ hoặc cò tranh thủ tín hiệu tăng giá của thị trường để thực hiện những hành vi "thổi giá"  tạo bong bóng bất động sản hòng kiếm lợi. 

Trên thực tế, một dự án chưa thành hình, mới dừng ở việc xây dựng cơ bản hạ tầng, đã chịu áp lực tăng giá gấp 3-4 lần liệu có thu hút người mua? Câu trả lời nằm ở chính hiện trạng của dự án này tại Ngã ba Điểm Hẹn, phường Tân Thịnh. Khu đất gần như không được ngó ngàng, cỏ mọc um tùm. Nếu không nhờ hàng rào dựng ngoài đường Z115, có lẽ chẳng ai biết đây là một dự án xây dựng.

Chi phí của một dự án bất động sản phụ thuộc chặt chẽ vào bảng giá đất, và có tác động đến giá giao dịch thực tế trên thị trường. Nếu khung giá đất tăng, lúc dự án chưa kịp hoàn thành tiến độ để kêu gọi đầu tư, tình trạng giá ảo mà không có giao dịch thật là điều khó tránh.

Không chỉ các dự án, khung giá đất nhảy vọt từ đầu năm 2020 còn được người dân phường Tân Thịnh cảm nhận một cách rõ ràng. Chị Lành, chủ một cửa hiệu tạp hóa gần Ngã ba Điểm Hẹn nói: "Hàng xóm quanh đây bán nhà lúc nào tôi chẳng biết. Có người bán đầu năm (2020) giờ tiếc ngẩn ngơ, vì hồi đấy chỉ được 1 tỉ, giờ vẫn căn đấy được bán lại 2 tỉ".

Tìm hiểu qua một vài sàn bất động sản trên khu vực, giá đất phường Tân Thịnh ở vị trí trung bình hiện vào khoảng 18-20 triệu đồng một mét vuông. Khi chê đắt, một môi giới cười lớn nói: "Có phải đất năm 2019 đâu mà rẻ được?"

Bong bóng bất động sản

Bên cạnh khung giá đất, cơn sốt đất càn quét từ phố tới quê còn bởi nhiều bong bóng bất động sản. Cách Ngã ba Điểm Hẹn vài cây số, Dự án khu đô thị mới phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên nằm ngay trung tâm thành phố, đã được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư hay còn gọi là Khu dân cưThăng Long. Đây là dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên xác định là đẩy nhanh tốc độ phát triển đô thị, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.

Theo Thông báo bán đấu giá tài sản của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên ban hành tháng 2/2021, giá khởi đểm đấu giá là từ 9-12 triệu đồng một mét vuông. Giá này gần tương đương với giá nhà ở trên địa bàn phường Túc Duyên. 

Tuy nhiên, khi đến thực địa, khu nhà ở Thăng Long rộng gần 20 ha trên bản vẽ, có tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng, chỉ là một cánh đồng "thẳng cánh cò bay". Hạ tầng kỹ thuật tối thiểu chưa được đầu tư. Mặc dù người dân vẫn hàng ngày canh tác trên những thửa ruộng này nhưng trên giấy tờ của cơ quan quản lý nhà nước thì cánh đồng lúa đã được chuyển đổi thành đất ở, phân thành từng lô, bán đấu giá và đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.

Cánh đồng lúa này một mặt vẫn đang được canh tác nhưng mặt khác đã tham gia giao dịch với giá đất thổ cư trên thị trường Bất động sản.

Cánh đồng lúa này một mặt vẫn đang được canh tác nhưng mặt khác đã tham gia giao dịch với giá đất thổ cư trên thị trường Bất động sản.

Tuy được cấp Giấy CNQSDĐ nhưng thật khó để người dân có thể xác định được mảnh đất của mình đang đứng tên.

Tuy được cấp Giấy CNQSDĐ nhưng thật khó để người dân có thể xác định được mảnh đất của mình đang đứng tên.

Hàng trăm lô đất đấu giá, nhìn ngoài thực tế vẫn là đất nông nghiệp. Rất khó để người mua biết chính xác mảnh đất mình bỏ tiền mua nằm ở vị trí nào trên cánh đồng, chứ không nói đến việc khi nào dự án được hoàn thành, mốc giới được bàn giao.

Mù mờ là thế, nhưng giao dịch bất động sản tại khu nhà ở Thăng Long vẫn sôi động. Bà Nguyễn Thị A, tổ dân phố số 14, phường Túc Duyên cho biết: "Hàng ngày ra chăm lúa, nhìn cảnh mua bán trao đổi đất lúa mà người dân nghèo chúng tôi có nằm mơ cũng không với tay tới được. Họ rao bán ngay tại đám ruộng mà tôi đang cấy này có giá từ 20-30 triệu đồng một mét vuông".

Nhà đầu tư 'khu đô thị mới phường Túc Duyên' có thể nhìn qua cánh đồng lúa để thấy Tháp truyền hình Trung tâm TP Thái nguyên.

Nhà đầu tư "khu đô thị mới phường Túc Duyên" có thể nhìn qua cánh đồng lúa để thấy Tháp truyền hình Trung tâm TP Thái nguyên.

Chủ trương, chính sách của tỉnh Thái Nguyên về chỉnh trang, phát triển đô thị là đúng đắn, nhưng việc những dự án chưa làm hạ tầng đã bán đấu giá, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, rồi bị đưa vào giao dịch trên thị trường, bị thổi giá từ khi chưa rõ hình hài sẽ tạo tiền lệ xấu. Thay vì bộ mặt văn minh, hiện đại như trên bản vẽ, những gì mà người dân phường Túc Duyên nhìn vào dự án lúc này chỉ là sự nhếch nhác, nham nhở. 

Bong bóng bất động sản vô hình chung sẽ xuất hiện từ việc phân lô bán đất nền trên giấy. Người có nhu cầu thực sự không thể kham nổi giá đất leo thang từng ngày. Ngay cả khi đủ tài chính, họ cũng rơi vào mớ bòng bong về tính khả thi của dự án. Bởi với ngần ấy tiền, nhà đầu tư hoàn toàn có thể hướng đến những lựa chọn an toàn hơn từ những căn nhà hiện hữu, thay vì nơm nớp lo sợ chuyện dự án bị kéo dài.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm