| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 28/01/2010 , 10:58 (GMT+7)

10:58 - 28/01/2010

Bản lĩnh một nền tư pháp độc lập

Ngày 25/1/2010, tại trại giam B34 Bộ Công an, ông Huỳnh Ngọc Sỹ- nguyên PGĐ Sở Giao thông Công chính TPHCM kiêm Trưởng BQL Dự án đại lộ Đông Tây của thành phố đã nhận được quyết định khởi tố bị can về tội “nhận hối lộ” theo điều 279 BLHS, do cơ quan CSĐT Bộ CA tống đạt. Như vậy là một vụ án mới đã được mở ra bên cạnh một vụ án cũ.

Còn nhớ năm 2008, khi vụ án PCI nổ ra tại Nhật Bản. 4 cựu quan chức của PCI của phía Nhật bị Viện Công tố Tokyo truy tố về tội đưa hối lộ và vi phạm luật cạnh tranh của Nhật, đã như một tiếng sét giữa trời quang. 4 quan chức trên khai ra, người nhận hối lộ chính là Huỳnh Ngọc Sỹ. Theo đó, từ năm 2001 đến năm 2003 những quan chức này nhiều lần gặp gỡ ông Sỹ, đã hối lộ ông này 2,3 triệu USD để được trúng thầu công trình đại lộ Đông Tây (tuy nhiên Viện Công tố địa phương Tokyo chỉ xem xét 2 lần họ đưa cho ông Sỹ tổng cộng 820.000 USD, tương đương 14 tỷ VND) .

Vụ án nổ ra từ đất nước Mặt trời mọc đã khiến các cơ quan pháp luật của ta chịu rất nhiều sức ép. Đó là sức ép từ Chính phủ và giới truyền thông Nhật Bản. Truyền thông Nhật "kết tội" chúng ta bao che tham nhũng. Chính phủ Nhật Bản cũng dưới sức ép trong nước thậm chí còn tạm dừng viện trợ ODA cho Việt Nam. Nhất là khi các cơ quan pháp luật Việt Nam khởi tố Huỳnh Ngọc Sỹ về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với mức án 3 năm tù, thì đã có tiếng nói cho rằng chúng ta cố đánh tráo một vụ án có tầm con voi bằng một vụ án nhỏ như con kiến.

Sự thực lại khác. Bằng quyết định khởi tố bị can về tội “nhận hối lộ” đối với Huỳnh Ngọc Sỹ lần này, Việt Nam đã chứng tỏ bản lĩnh của một nền tư pháp độc lập của một đất nước độc lập. Việt Nam có pháp luật của mình, toà án nước ta có đường lối xử lý của mình. Quyết tâm chống tham nhũng, nhưng chúng ta quyết không làm oan cho người vô tội, không chịu sức ép của bất kỳ ai. Và khi đã có đủ chứng cứ thì chúng ta sẽ xử lý, bất kể người đó là ai, không cần phải chờ ai thúc ép.

Và sự thực chúng ta đã làm hơn cả những điều mà truyền thông và chính phủ Nhật trông đợi. 4 quan chức của PCI chỉ bị kết tội đưa hối lộ. Còn Huỳnh Ngọc Sỹ, trước khi bị khởi tố vầ tội nhận hối lộ, đã phải nhận mức án của một tội danh khác.

Viết đến đây, tôi sực nhớ đến một chuyện. Đó là vào thời vua Trần Minh Tông, khi rất nhiều nho sỹ dâng kiến nghị lên nhà vua xin thay đổi một số pháp điển, quy chế…của ta theo như triều đình phương Bắc. Nhà vua đã phán rằng “Triều đình tự có pháp độ của mình. Pháp độ ấy phù hợp với nước mình, dân mình. Nay nếu cứ nghe theo bọn học trò mặt trắng (bạch diện thư sinh) mà bắt chước theo người, thì đất nước ắt loạn”. Ý chí tự chủ, tinh thần độc lập Việt Nam là thế.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm