| Hotline: 0983.970.780

Ban Nội chính Trung ương giám sát hành vi tham nhũng chính sách về đất đai

Thứ Năm 08/09/2022 , 05:54 (GMT+7)

Bộ Chính trị giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì giám sát không để xảy ra tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, trong xây dựng pháp luật về đất đai

dat-phan-lo-mh

Ban Nội chính Trung Ương chủ trì giám sát xây dựng pháp luật đất đai

Bộ Chính trị ký ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu đồng thời với quá trình sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, phải chủ động, tập trung nghiên cứu, thể chế hóa các nội dung trong nghị quyết thành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch; sớm đưa Nghị quyết 18 và Luật Đất đai vào cuộc sống.

Bộ Chính trị giao Đảng đoàn Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ, các ban Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất (hoàn thành trong năm 2023). Cùng đó, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tình hình triển khai thực hiện pháp luật về đất đai (từ năm 2022).

Ban cán sự Đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo việc tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan; xây dựng hồ sơ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các dự án luật liên quan trình Quốc hội xem xét, thông qua (chủ yếu hoàn thành trong quý 4/2022).

Đồng thời thể chế hóa các nội dung trong Nghị quyết 18; tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết này hoàn thành trong năm 2024.

Bộ Chính trị giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp chủ động giám sát quá trình xây dựng pháp luật về đất đai, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, công khai, mình bạch; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật về đất đai (thực hiện từ năm 2022).

Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm về đất đai

Với Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên sai phạm về đất đai (thực hiện từ năm 2022)...

Bộ Chính trị cũng yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và tăng cường thực hiện theo dõi, giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết 18.

Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn theo Nghị quyết 18 và quy định của pháp luật để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai.

Các tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn theo Nghị quyết 18 và quy định của pháp luật để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai.

Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch giám sát, phản biện xã hội, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết 18 và chính sách, pháp luật về đất đai.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người dâng giọt mật cho đời

Nghề làm mật mía đã nuôi sống mấy thế hệ trong gia đình lão Nhạc. Tuy nhiên, lão vẫn lo một ngày nào đó nghề cha ông sẽ bị thất truyền.

Bình luận mới nhất