| Hotline: 0983.970.780

Băng tuyết tiếp tục xáo trộn sinh hoạt tại châu Âu

Thứ Hai 11/01/2010 , 12:37 (GMT+7)

Nhiều nước châu Âu vẫn tiếp tục phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề do thời tiết băng giá kéo dài.

Đồ đạc của hành khách bị mắc kẹt tại sân bay Brussels

Nhiều nước châu Âu vẫn tiếp tục phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề do thời tiết băng giá kéo dài. Băng tuyết kéo dài tiếp tục gây cản trở giao thông và sinh hoạt thường nhật của người dân.

Trong ngày 9/1, riêng ở sân bay quốc tế Frankfurt, khoảng 255 chuyến bay đã phải hủy bỏ và nhiều chuyến bay bị trễ giờ. Tình trạng này tiếp tục xảy ra tại các sân bay ở Berlin và nhiều nơi khác của Đức trong ngày 10/1.

Trên quốc lộ A20 nối giữa Anklam và Greifswald thuộc bang Mecklenburg-Vorpommern, hàng trăm xe tải, xe con và xe buýt đêm 9/1 không thể di chuyển được do bị mắc kẹt trong tuyết, khiến gần 170 lái xe và hành khách phải trọ qua đêm tại các cơ sở an toàn.

Lực lượng cảnh sát và cứu hộ hiện vẫn tích cực giải tỏa tình trạng mắc kẹt này.

Trong khi đó, trên nhiều tuyến đường ở bang Schlewig-Holstein và các bang khác ở Đức, lưu thông xe cộ bị cấm đề phòng nguy hiểm do đường trơn trượt.

Hàng nghìn vụ tai nạn đã xảy ra trên khắp cả nước do tuyết dày và đường trơn trượt, đặc biệt tại khu vực dọc bờ biển Bantic.

Cảnh sát Đức cho biết đã có hai người đàn ông thiệt mạng khi chiếc xe của họ bị mất lái, đâm vào cây tại khu vực Bắc Vorpommern. Rất nhiều người lao động tới công sở trễ giờ, sản xuất bị đảo lộn gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Tại một số thành phố ven biển Ban tích, nước biển dâng cao đã gây úng lụt. Mưa bão và tuyết rơi dày khiến một số địa phương bị cô lập với bên ngoài. Nhiều nơi đã báo động "thảm họa băng tuyết".

Chính quyền địa phương đã lập đường dây nóng để nạn nhân liên hệ xin ứng cứu. Bộ Nội vụ thành phố Schwerin đã thành lập Ban chỉ đạo ứng cứu nạn để tổ chức giúp đỡ người dân tại địa bàn.

Tại miền Đông Nam nước Pháp, khoảng 800 người, trong đó có 500 du khách Anh, đã phải nghỉ qua đêm trong phòng chờ tại sân bay ở thành phố Lyon sau khi các chuyến bay buộc phải hủy bỏ do thời tiết xấu.

Trong khi đó, khoảng 80.000 hộ gia đình tại Ba Lan trong ngày 10/1 không có điện sinh hoạt do cây đổ vì bão tuyết làm hư hại nhiều đường dây tải điện, trong khi mưa tuyết khiến giao thông ùn tắc trên tuyến đường nối thủ đô Warsaw và thành phố Cracốp vốn đông đúc.

Tại Thụy Sĩ, tuyết rơi nhiều đã khiến sân bay quốc tế Geneva phải đóng cửa 6 giờ trong sáng 10/1. Ông B.Stamfli, người phát ngôn sân bay này, cho biết đến trưa cùng ngày, sân bay đã hoạt động trở lại.

Đây là lần đầu tiên trong 25 năm trở lại đây, sân bay phải đóng cửa lâu như vậy. Do ảnh hưởng của bão tuyết, 75 chuyến bay không thể cất cánh trong buổi sáng, khoảng 15 chuyến bị hoãn và số còn lại phải cất cánh vào buổi chiều.

Tại Anh, số người chết vì giá lạnh ở nước này đã lên đến 30 người. Các chuyên gia khí tượng dự báo nhiệt độ sẽ vẫn tiếp tục ở mức băng giá tại nhiều vùng trong tuần tới. Hội Chữ thập Đỏ và quân đội Anh đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó và trợ giúp những người bị nạn.

Mưa lớn và bão tuyết cũng đã gây lụt lội tại nhiều vùng ở Croatia và Bosnia. Các lực lượng cứu hộ đã tiến hành sơ tán an toàn 100 hộ gia đình tại khu vực quận Lika ở miền Trung Croatia.

Trong khi đó, một số nước châu Âu cũng đã cử lực lượng cứu hộ tới Albania để giúp nước này sơ tán người dân khỏi khu vực bị lũ lụt.

Tại Mỹ, ngày 10/1, nhiều hộ gia đình ở khu vực Bắc California đã có điện trở lại sau khi một trận động đất mạnh với cường độ 6,5 độ Richter xảy ra tại khu vực này.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết tâm chấn của trận động đất này nằm cách thành phố Ferndale 35km về phía Tây và cách thành phố Sacramento khoảng 360km về phía Tây Bắc.

Mặc dù làm vỡ nhiều cửa kính, gây thiệt hại không nhỏ cho các cửa hàng và các tuyến đường, song trận động đất này không gây thương vong.

Đây được cho là trận động đất mạnh nhất tại khu vực Bắc California kể từ sau hai trận động đất vào năm 1992 và 2005, có cùng cường độ 7,2 độ Richter.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm