| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 18/05/2017 , 06:35 (GMT+7)

06:35 - 18/05/2017

Bao giờ hết cảnh 'rau củ, hoa quả ế ẩm theo mùa'?

Cây cối ra hoa ra trái theo mùa, nông dân thu hoạch rồi bán cũng theo mùa. Nhưng do...

Nhưng do quy hoạch bị phá vỡ từ nhiều bên, do khâu phân phối, nên sự ế ẩm, rớt giá cũng theo mùa…

Đầu năm, sẽ là “mùa hoa tết buồn” vì hoa và cây cảnh ế ẩm, tụt giá quá thấp, rồi những “mùa buồn” về quả dưa hấu, quả cam, quả vải, quả bưởi, quả chuối, quả dứa, quả ớt, thanh long, bắp cải, su hào, rau muống, là tỏi, điều, là tiêu, cà-phê… (!).

16-24-16_du-hu-un-u-cu-khu
Dưa hấu ùn ứ tại cửa khẩu

Đã hàng chục năm nay, những người nông dân Việt Nam trong mọi lĩnh vực của ngành nông nghiệp, từ chăn nuôi, đánh bắt, đến trồng trọt, cũng đều gặp phải sự ế ẩm khi tiêu thụ nông sản, hoặc cây quả này, cây quả kia, hoặc gia cầm hoặc gia súc và sản phẩm từ chăn nuôi như trứng, sữa, hoặc thủy sản nuôi thả… Vì thời thiết, tại thiên tai thì không đề cập ở đây. Mà vấn đề muôn thuở lại là “được mùa, rớt giá”, nên khó có thể chấp nhận.

Bởi cái nguyên nhân đấy là do “nhân tai” - tức là do lỗi tư duy của con người, thì đáng lẽ chỉ cần bị “thua lỗ” một mùa là phải rút kinh nghiệm, họp bàn và đề ra những chính sách, những chế tài để kiểm soát chứ? Đằng này cứ lặp đi lặp lại.

Việc “giải cứu lợn nuôi” đang nóng, cũng đã được xác định là do hỏng ở khâu quy hoạch và kiểm soát quy hoạch, kiểm soát khâu phân phối.

Rồi lại sẽ “giải cứu” đến cá, tôm, gà, vịt, ngan, ngỗng, trâu, bò, dê… chăng(?!) .

Đủ loại nông sản rau củ, hoa quả, đều đặn hằng năm, cứ đến mùa thu hoạch, là một loạt các cơ quan báo chí và truyền thông lại đăng bài với nội dung toàn những “ế ẩm”, “rớt giá”, “ứ đọng tại cửa khẩu”… Thậm chí, chuyện ế ẩm, ứ đọng trong tiêu thụ rau củ, hoa quả đã trở thành quy luật, đến mức các cơ quan báo chí cử một số phóng viên cứ đến thời gian đấy là sẽ đến vùng đấy, nơi đấy, cửa khẩu đấy, gặp những nhân vật đấy, để phỏng vấn, quay chụp, để ghi nhận, để viết bài, làm phóng sự.

Bởi vì mọi chuyện vẫn thế, không hề thay đổi. Không thấy những giải pháp mới cho quy hoạch và phân phối.

Trong Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017, diễn ra ngày 17/5, thì chỉ có hiếm hoi một doanh nghiệp (đại diện công ty BMG) – là nêu các kiến nghị với Chính phủ về lĩnh vực nông nghiệp.

Đó là kiến nghị Chính phủ khoanh nợ, gia hạn nợ cho các hộ nông dân đã lỗ vốn quá nhiều trong chăn nuôi, hỗ trợ lãi suất để được vay; Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành, bộ Công Thương, VCCI vào cuộc, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, tìm đầu ra cho các sản phẩm của hộ chăn nuôi; Huy động các doanh nghiệp lớn trong nước thu mua, chế biến các sản phẩm nông nghiệp; Xây dựng quy hoạch các vùng nguyên liệu nông nghiệp; Có chính sách quy hoạch chăn nuôi cấp phép kiểm soát chất lượng đầu vào-đầu ra của người trồng lúa, ngô, đậu, sắn, rau củ quả; Hỗ trợ vay vốn và giao đất thời gian dài cho những người muốn dầu tư vào ngành chăn nuôi, trồng trọt…

Đọc kỹ các kiến nghị trên, chúng ta thấy không lạ, mà còn thấy quen. Vì những điều này đã được đề nghị, kiến nghị sau bao cuộc hội thảo, hội nghị và kết luận hội thảo, hội nghị diễn ra nhiều lần rồi. Nhưng chưa thấy động đậy gì rõ rệt.

Vấn đề vẫn thế, bức xúc vẫn lặp lại theo năm, theo mùa. Lần này lên được tới cấp cao nhất, hy vọng kết quả thực tế sẽ khác.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm