| Hotline: 0983.970.780

Bão số 12 suy yếu thành ATNĐ trước khi vào đất liền

Thứ Hai 04/11/2013 , 09:57 (GMT+7)

Nhiều khả năng bão Krosa sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, thậm chí có thể tan trước khi vào bờ biển nước ta.

* Còn một cơn bão trên Biển Đông

Từ sáng qua (3/11), bão số 12 (tên quốc tế là Krosa) bắt đầu đổi hướng di chuyển theo hướng giữa tây tây nam và tây nam và bắt đầu suy yếu dần.

Dự báo tới sáng nay (4/11), bão áp sát phía bắc quần đảo Hoàng Sa và sức gió giảm xuống chỉ còn cấp 9, giật cấp 10. Trong khoảng từ sáng nay cho tới sáng ngày 5/11, bão chủ yếu di chuyển theo hướng tây nam và tiếp tục suy yếu thêm, trong đó nhiều khả năng bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), thậm chí có thể tan trước khi vào bờ biển nước ta.

Hiện tại các cơ quan dự báo như Nhật Bản, Hải quân Mỹ, Hồng Kông đều có chung dự báo khi bão vào đất liền, sức gió sẽ chỉ còn mạnh khoảng cấp 8, còn Trung tâm dự báo KTTV Trung ương dự báo nhiều khả năng bão sẽ vào bờ dưới dạng ATNĐ.

Thời gian tàn dư bão ảnh hưởng tới đất liền dự kiến sẽ bắt đầu từ chiều tới đêm khuya hôm nay (4/11), thuộc khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định, trong đó trọng tâm từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi.

Như vậy, khả năng gây nguy hiểm của bão khi vào đất liền sẽ không cao. Tuy nhiên theo Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, trong nửa đầu ngày hôm nay, bão cũng sẽ gây gió mạnh tới cấp 10, giật cấp 12 trên vùng biển ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Đối với vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Bình tới Bình Định, bắt đầu từ hôm nay, do một đợt không khí lạnh tăng cường xuống phía Bắc nước ta, kết hợp với bão số 12 sẽ có khả năng gây gió mạnh tăng cường lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.

Trên đất liền, toàn bộ các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi dự báo sẽ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 khi tàn dư bão đi vào đất liền. Tuy nhiên đến rạng sáng ngày mai (5/11), gió mạnh sẽ hoàn toàn chấm dứt trên đất liền.

Do bão nhiều khả năng suy yếu thành ATNĐ trước khi vào bờ nên dự báo diễn biến mưa của cơn bão sẽ chỉ diễn ra trên diện hẹp từ khu vực Quảng Trị tới Quảng Ngãi. Từ chiều nay, mưa sẽ bắt đầu xảy ra tại khu vực này cho tới sáng ngày mai, và tập trung mưa lớn nhất trong đêm nay.

Đáng chú ý, ngoài tàn dư của bão số 12, từ khoảng ngày 6 tới 7/11, có một vùng thấp khác sẽ hình thành ở khu vực nam biển Đông và sẽ mạnh dần lên, có thể thành một vùng ATNĐ, di chuyển vào vùng phía nam của Nam Trung bộ, vì vậy sẽ khiến thời gian mưa ở toàn miền Trung kéo dài từ chiều ngày 4/11 tới hết ngày 7/11. Khu vực mưa trải dài từ Nghệ An vào tới hết miền Trung, thậm chí vào tới vùng ven biển Nam bộ và khu vực Tây Nguyên.

Tuy nhiên, lượng mưa và cường độ mưa được dự báo là sẽ không quá lớn và không dồn dập. Ước tổng lượng mưa từ ngày 4 đến hết ngày 7/11 sẽ trong khoảng từ 100 đến 200 mm, cục bộ có vùng mưa lớn nhất sẽ từ trên 200 đến 300 mm. Mưa sẽ trải đều qua các ngày, và ngắt quãng từng cơn chứ không mưa dồn dập một ngày 200 - 300 mm như các cơn bão trước nên khả năng gây ngập, lũ là khó xảy ra.

Ngoài ra, từ ngày 9/11, một vùng nhiễu động hình thành ngoài khơi Thái Bình Dương sẽ vượt qua miền trung Philippines, và vùng xoáy sẽ hình thành trên khu vực gần giữa biển Đông. Theo ông Bùi Minh Tăng, GĐ Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, đây sẽ là một khó khăn mới cho biển Đông nước ta và nhiều khả năng sẽ có tiếp cơn bão số 13 trên biển Đông. “Chắc chắn trên biển Đông sẽ còn một cơn bão nữa, tuy nhiên, sẽ chưa thể có dự báo bão sẽ đi vào đất liền nước ta hay không, vào vùng nào” - ông Tăng nói.

Mặc dù bão số 12 dự báo nhiều khả năng sẽ không gây nguy hiểm tới đất liền nước ta, tuy nhiên tại cuộc họp BCĐ PCLB Trung ương hôm qua, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các tỉnh ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định, đặc biệt là các tỉnh từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi vẫn phải đề phòng, theo dõi diễn biến bão, đồng thời tùy tình hình thực tế nghiên cứu cấm biển từ ngày hôm nay.

Đối với 11 tàu đánh cá ngừ xa bờ của tỉnh Bình Định đang hoạt động ở khu vực phía đông nam quần đảo Hoàng Sa (cách tâm bão đi qua khoảng 300 km), Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu địa phương và cơ quan chức năng hướng dẫn cho số tàu này chuyển về phía đông đông nam để tránh ảnh hưởng của bão.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Nông nghiệp dẫn lối, tương lai rộng mở trên vùng đất Si Ma Cai

LÀO CAI Si Ma Cai đổi thay từng ngày từ nông nghiệp, nơi những mùa quả ngọt không chỉ mang lại thu nhập mà còn thắp sáng hy vọng về một tương lai no đủ, bền vững.

Giáp pháp kỹ thuật nào giúp vận hành thủy điện, thủy lợi hiệu quả?

Hiện nay liên danh KIV - Weatherplus đã cung cấp các dịch vụ dự báo thời tiết có độ chính xác cao bằng việc ứng dụng công nghệ Nhật Bản tại một số hồ chứa.