| Hotline: 0983.970.780

Bắt đối tượng thứ 5 trong vụ cướp tài sản của nữ công nhân môi trường

Thứ Sáu 06/08/2021 , 09:06 (GMT+7)

Đối tượng thứ 5 trong vụ án này là Nguyễn Huy Hoàng (SN 2000) trú tại phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Nguyễn Huy Hoàng (áo đen ngoài cùng bên trái) là đối tượng thứ 5 có liên quan đến vụ cướp tài sản bị Cơ quan CSĐT CAQ Nam Từ Liêm bắt giữ.

Nguyễn Huy Hoàng (áo đen ngoài cùng bên trái) là đối tượng thứ 5 có liên quan đến vụ cướp tài sản bị Cơ quan CSĐT CAQ Nam Từ Liêm bắt giữ.

Cụ thể, sáng 6/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm cho biết đã bắt giữ đối tượng thứ 5 trong vụ án cướp tài sản của chị Lê Thị Trâm, xảy ra trên địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội để điều tra về hành vi không tố giác tội phạm.

Lời khai ban đầu của Lê Minh Khánh (SN 2002) trú tại phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – đối tượng cầm đầu, chủ mưu thực hiện vụ cướp tài sản tại cơ quan công an cho thấy, sau khi cướp được chiếc xe máy, các đối tượng mang xe về để ở một con ngõ trên địa bàn phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Các đối tượng khác tham gia vụ cướp tài sản của chị Lê Thị Trâm vào rạng sáng 3/8 bao gồm:

- Trương Thiên Bình (SN 2003) trú tại Giang Biên, Long Biên, Hà Nội là người điều khiển xe chở đối tượng áp sát chị Lê Thị Trâm để Khánh khống chế, đe dọa, cướp tài sản là chiếc xe máy của chị Trâm.

- Bùi Quý Dương (SN 2003, HKTT: phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội)

- Trịnh Minh Hiếu (SN 2002, HKTT: phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Theo lời khai của Khánh, khi rời khỏi hiện trường vụ án, Hiếu và Dương cũng đã chia tay Khánh và Bình. Bình và Khánh sau khi cất xe đã cùng nhau đi vứt hung khí ở cầu Vĩnh Tuy và cầu Long Biên rồi về nhà.

Ngày hôm sau, Khánh gặp Nguyễn Huy Hoàng kể lại chuyện mình vừa “kiếm” được một chiếc xe máy. Khánh, Bình, Hoàng đã cùng nhau bàn bạc việc tiêu thụ chiếc xe nhưng không bán được.

Lo sợ hành động của mình sẽ bị phát hiện, Khánh và Hoàng đã mang chiếc xe đã cướp được của chị Trâm đến để tại khu vực hàng rào khu huấn luyện vận động viên cấp cao trên đường Tân An Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

(Theo An ninh Thủ đô)

Xem thêm
Bị giật dây chuyền khi đi tập thể dục buổi sớm

Công an huyện Lương Sơn vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Điền (Nhuận Trạch, Lương Sơn, Hòa Bình) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm