| Hotline: 0983.970.780

Bắt thêm hàng loạt đối tượng trong đại án Ethanol Phú Thọ

Thứ Tư 14/11/2018 , 22:30 (GMT+7)

Liên quan đến vụ án này, trước đó Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Thanh Hà, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học Dầu khí để điều tra 

Dự án Ethanol Phú Thọ

Mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí (Vụ án Ethanol Phú Thọ), ngày 14/11/2018, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét và các Quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự...

Các đối tượng bị bắt giữ bao gồm  Nguyễn Xuân Thủy (sinh năm 1961), nguyên Phó Trưởng Phòng Đầu tư dự án Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí; Khương Anh Tuấn (sinh năm 1975), nguyên Phó Trưởng Phòng Thương mại Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí; Hoàng Đình Tâm (sinh năm 1981), nguyên Trưởng Phòng Tài chính – Kế toán Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí...

Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và thực hiện Lệnh khám xét, đối với Lê Thanh Thái (sinh năm 1960), Trưởng Phòng Thương mại Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí.

Liên quan đến vụ án này, trước đó Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Thanh Hà, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học Dầu khí để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ).

Dự án ethanol Phú Thọ được khởi công từ tháng 6/2009 với vốn đầu tư ban đầu khoảng 1.700 tỉ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỉ đồng do PVB làm chủ đầu tư trên diện tích gần 50ha đất nông nghiệp của các xã Cổ Tiết, Tam Cường, Văn Lương (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).

 
 
Các đối tượng bị bắt giữ

Theo tài liệu của NNVN, để giao mặt bằng thực hiện dự án, tỉnh Phú Thọ từng phải tổ chức cưỡng chế người dân bàn giao đất, hỗ trợ tối đa cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngay từ khi chuẩn bị triển khai dự án này, PVB đã để xẩy ra hàng loạt sai phạm.

Năm 2008, chủ đầu tư PVB đã tổ chức đấu thầu chọn nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư, Công ty CP Thiết kế công nghiệp Hóa chất (CECO) là đơn vị trúng thầu.

Sau khi CECO lập xong dự án đầu tư xây dựng, ngày 26/2/2009, Chủ tịch HĐQT PVB, ông  Vũ Thanh Hà đã ban hành quyết định phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư 1.317,5 tỷ đồng. "Bi kịch" của dự án thực sự bắt đầu vào năm 2009 khi Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), dưới thời Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo đã xin Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ định thầu và được PVN chấp thuận giao cho thực hiện gói thầu EPC. Nhờ PVN "giúp sức", PVC mặc dù chưa từng thực hiện các hợp đồng EPC thời điểm đó đã khiến tổng số tiền đã sử dụng vào dự án là 1.534,556 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt 217 tỷ đồng. Việc tổng mức đầu tư dự án vượt số tiền khổng lồ trên là do PVC điều chỉnh hàng loạt hạng mục thi công.

Cụ thể, tại 9 hạng mục điều chỉnh, số tiền đầu tư tăng tới 10,592 triệu USD. Hạng mục nhà kho chứa sắn và cụm nghiền có giá trị hợp đồng 1.495.000 USD được điều chỉnh thành 3 cụm máy với giá trị 2.560.000 USD, tăng 1.065.000 USD. Đơn giá theo hợp đồng là 747.500 USD/cụm, điều chỉnh thành 853.333 USD/cụm, 2 cụm tăng 211.667 USD là không đúng quy định của hợp đồng. Ngoài ra, việc bổ sung 1 cụm nghiền dự phòng khi lập thiết kế kỹ thuật với giá trị 853.333 USD là không tuân thủ đúng Thiết kế cơ sở và chưa cần thiết khi dự án đang thiếu vốn đầu tư.

Hạng mục xử lý nước thải, thu hồi Mathane, Decantor, sấy bã thải, giá trị hợp đồng 4.010.000 USD được điều chỉnh thành 5.550.000 USD, hạng mục Nhà máy điện, giá trị hợp đồng 4.835.000 tăng thành 6.790.000 USD đều không đúng với qui định của Hợp đồng EPC.

Gói xử lí nước thô, giá trị hợp đồng 370.000 USD điều chỉnh tăng thành 1.600.000 USD theo giá hợp đồng PVC đã ký với nhà thầu phụ, không xuất phát từ yêu cầu của dự án, làm thay đổi lớn thiết kế cơ sở và không thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư nên không hề có cơ sở điều chỉnh tăng nhưng vẫn cứ tăng.

Thiết bị điện động lực có giá trị hợp đồng 1.450.000 USD, nhà thầu đã nâng lên thành 3.300.000 USD, PVC nâng bằng cách lập Thiết kế kỹ thuật tăng công suất tiêu thụ điện cao gấp 2,63 lần nhưng không hề căn cứ vào một cơ sở nào.

Ngoài ra, ở một số hạng mục khác như gia công chế tạo bồn, ống tại công trường tăng 700.000 USD; chi phí ban điều hành tăng 972.973 USD; thép bồn các loại tăng 820.000 USD; công trình tạm và chuẩn bị số liệu đầu vào thiết kế tăng 459.459 USD… tất cả đều thuộc phạm vi gói thầu và hợp đồng EPC, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện hoàn thành đã tự ý điều chỉnh tăng khi không có căn cứ để được chấp thuận...

Đến thời điểm hiện tại, Cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra dự án ethanol tại Phú Thọ và dự án ethanol Dung Quất để xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm