| Hotline: 0983.970.780

"Bệ phóng" Nghi Sơn

Thứ Ba 22/10/2013 , 09:50 (GMT+7)

Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn do Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa và BQL KKT Nghi Sơn thực hiện, có tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD.

+ Lọc hóa dầu Nghi Sơn - dự án FDI lớn nhất

+ 74 dự án, tổng vốn 16 tỷ USD đã đổ về KKT Nghi Sơn

Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (LHDNS) do Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa và Ban quản lý khu kinh tế (BQL KKT) Nghi Sơn thực hiện, có tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD.

Đây là dự án trọng điểm mang tính chiến lược, là tiền đề để Thanh Hóa phát triển, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngày 23/10/2013, dự án sẽ chính thức khởi công.

Dự án FDI lớn nhất Việt Nam

LHDNS là một trong những dự án có quy mô lớn nằm trong KKT Nghi Sơn (Tĩnh Gia - Thanh Hóa) được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập số 102/TTg ngày 15/5/2006, tổng diện tích hơn 18.611 ha.

Với đặc thù là một KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực mà trọng tâm là phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn với xây dựng, khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn nên việc kêu gọi đầu tư, khởi công xây dựng dự án LHDNS sẽ là một điểm nhấn quan trọng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa.

Ông Trần Chí Thanh, Phó Trưởng BQL KKT Nghi Sơn cho biết, dự án LHDNS được thực hiện bởi Liên doanh Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Cty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPI), Cty Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) và Cty Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) với tổng mức đầu tư trên 9 tỷ USD, trong đó vốn vay dự kiến khoảng 5 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là dự án FDI có tổng mức đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Theo thiết kế, giai đoạn I dự án LHDNS sẽ được xây dựng trên diện tích 708ha, trong đó 358 ha thuộc mặt bằng nhà máy; tổng công suất là 10 triệu tấn/năm (200.000 thùng dầu thô/ngày) và sẽ nâng công suất giai đoạn II lên 20 triệu tấn dầu thô/năm.



Dự án Liên hợp LHDNS sẽ là dự án trọng điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Sau khi đi vào hoạt động dự án sẽ đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm lọc hóa dầu ngày càng gia tăng do quá trình CNH – HĐH nhanh chóng. Đây cũng sẽ là một bước tiến quan trọng từng bước tiến tới việc tự chủ khoảng 40% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; tạo động lực phát triển mạnh về KT-XH cho khu vực Nam Thanh – Bắc Nghệ và các tỉnh phía Bắc.

Đặc biệt, trong giai đoạn Chính phủ đang mở cửa kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào miền Trung Việt Nam, việc thực hiện thành công dự án LHDNS sẽ tăng cường được mối quan hệ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư ở Nhật Bản, Cô – oét và các nước khác tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Tiếp xúc với người dân trong vùng dự án trước lễ khởi công vài ngày, chúng tôi thấy sự hân hoan, phấn khởi hiện rõ trên từng khuôn mặt họ. “Mấy hôm nay đi đâu cũng thấy người ta bàn tán về lễ khởi công dự án LHDNS. Theo tôi biết, đây là dự án rất lớn nên sau này khi đi vào hoạt động, sẽ cần nhiều lao động. Như vậy là chúng tôi có cơ hội được làm việc ổn định ngay trên quê mình”, anh Hoàng Văn Tính, 31 tuổi, người dân xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia, phấn khởi nói.

Hi vọng có việc làm ổn định của anh Tính khi nhà máy đi vào hoạt động (năm 2017), còn đối với rất nhiều phụ nữ cùng xã thì họ đã nhìn thấy thu nhập ngay khi dự án khởi công thông qua việc phục vụ nhu cầu về ăn, ở, đi lại, vui chơi giải trí, hàng hóa dịch vụ… Rõ ràng, dự án FDI lớn nhất Việt Nam đã, đang và sẽ đem lại công ăn việc làm, thu nhập cho người dân vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ.

16 tỷ USD vào Khu Kinh tế Nghi Sơn

Từ thắng lợi của các dự án về nhiệt điện, xi măng, luyện cán thép… trong KKT, tỉnh Thanh Hóa xác định việc khởi công dự án LHDNS sẽ là tiền đề, tạo làn sóng mới để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư vào KKT Nghi Sơn và vùng phụ cận (diễn ra từ 23-24/10/2013), nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên Thanh Hóa tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư cấp Quốc gia, tuy có nhiều lo lắng, nhưng vì sự phát triển chung của xứ Thanh nói riêng, cả nước nói chung, chúng tôi sẽ chuẩn bị thật chu đáo các điều kiện để đón tiếp đại biểu; bảo vệ an ninh trật tự; công tác y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm; điện, nước; in ấn tài liệu và các mặt hậu cần khác”.

Cũng theo ông Xứng, việc tổ chức diễn đàn nhằm mục đích tuyên truyền, giới thiệu về chiến lược phát triển KT-XH của Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; quy hoạch xây dựng, sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020; các cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh Thanh Hóa; tiềm năng, lợi thế của KKT Nghi Sơn, các khu công nghiệp và cung cấp thông tin về các dự án trọng điểm của tỉnh cần thu hút vốn đầu tư.

“Thông qua các hoạt động của Diễn đàn sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh vào KKT Nghi Sơn và các vùng phụ cận.

Trong diễn đàn này, chúng tôi sẽ tổ chức ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với các dự án chưa hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận (GCN) và trao GCN cho các nhà đầu tư đã hoàn thành thủ tục cấp giấy. Dự kiến các dự án mới được cấp GCN và ký thỏa thuận hợp tác đầu tư tại Diễn đàn có số vốn đăng ký khoảng 4 tỷ USD”, ông Nguyễn Đình Xứng cho biết thêm.

Không chỉ dừng lại trong khuôn khổ kêu gọi, tỉnh Thanh Hóa đã và đang xây dựng các chính sách ưu đãi đặc biệt về đất đai, thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư hoạt động tại KKT. Tin tưởng rằng, với chủ trương mở cửa thu hút đầu tư của tỉnh, với sự nỗ lực của tỉnh Thanh Hóa, không bao lâu nữa Thanh Hóa sẽ trở thành tỉnh kiểu mẫu như tâm nguyện Bác Hồ.

KKT Nghi Sơn là một trong 5 KKT trọng điểm của Việt Nam, được Chính phủ ưu tiên tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng như: Đê chắn sóng; nạo vét luồng tàu; hệ thống đường ống dẫn nước; đường giao thông; nâng cấp hệ thống truyền tải điện viễn thông…

Sau hơn 5 năm kêu gọi đầu tư, KKT đã thu hút được 74 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 16 tỷ USD. Trong đó, có các dự án hạt nhân, quy mô lớn như: Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1, công suất 600MW với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng; Nhiệt điện Nghi Sơn 2, công suất 1.200MW, có tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD; cảng nước sâu Nghi Sơn...

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm