| Hotline: 0983.970.780

Hình ảnh nhà máy chế biến cá tra cung cấp sản phẩm tới hơn 100 quốc gia

Chủ Nhật 13/08/2023 , 22:55 (GMT+7)

Đoàn Đối tác ACIAR thăm chuỗi nhà máy Công ty Nam Việt, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 thế giới, cung cấp sản phẩm cho hơn 100 quốc gia. 

 

Trong khuôn khổ Chương trình Kỷ niệm 30 năm hợp tác ACIAR - Việt Nam, đoàn Đối tác ACIAR (Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia) đến thăm Nhà máy chế biến thủy sản Ấn Độ Dương. Đây là 1 trong 4 nhà máy chế biến của Công ty Nam Việt, đạt nhiều chứng nhận chất lượng quốc tế như ISO, Global GAP, HACCP, IFS… 

 

Trong quá trình 30 năm hình thành và phát triển, Công ty Nam Việt đã xây dựng chuỗi sản xuất cá tra tuần hoàn, hướng tới phát triển thủy sản bền vững. Là đối tác Dự án “Thất thoát lương thực trong chuỗi giá trị cá tra Pangasius tại lưu vực sông Mekong”, Công ty Nam Việt mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ ACIAR để sớm nâng cấp cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

 

Mẻ cá tươi được đổ vào nhà máy để thực hiện xử lý bước đầu. Cá tra nguyên liệu đều sống, khỏe và không bị nhiễm bệnh. Các phần xương, da và nội tạng sau khi chế biến được tái sử dụng thành thức ăn chăn nuôi. Quy trình này đảm bảo không phần nào của con cá bị lãng phí, tránh thất thoát chuỗi giá trị cá tra.

 

Thịt cá sau đó được chuyển đến phân xưởng định hình cá tra. Tại đây, cá tra được các công nhân sơ chế thành các sản phẩm phi lê, cắt khúc, xẻ bướm… theo các đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Sau đó cá phi lê được rửa sạch, soi ký sinh trùng và phân loại sơ bộ bằng máy phân cỡ cá, đảm bảo công suất cao, hiệu quả, chính xác và tiết kiệm chi phí hơn.

 

Nhà máy Ấn Độ Dương đã hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín trong nuôi trồng và chế biến thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh gây lãng phí nguyên liệu và sức lao động. Hiện nhà máy có khoảng 1.200 nhân công.

 

Sau khi được rửa sạch nhiều lần, phân cỡ, xếp khuôn, cá tra phi lê được chuyển vào phòng chờ đông, cấp đông. Thời gian chờ đông dưới 4 giờ, nhiệt độ tâm sản phẩm cần đạt -18°C khi kết thúc quá trình cấp đông.

 

Sản phẩm cá tra xẻ bướm được lấy ra khỏi tủ cất đông và tiếp tục cân, phân loại theo yêu cầu khách hàng.

 

Các công nhân đóng gói cá tra bằng máy hút chân không công nghiệp nhằm hút sâu, sạch khí bên trong túi cá tra đông lạnh, tránh vi sinh vật xâm nhập, đảm bảo chất lượng thành phẩm, tiết kiệm diện tích đóng gói.

 

Cá cắt khúc sau khi cấp đông cũng được phân loại theo cân và kích thước. Trong đó, rổ xanh lá cây chứa các khúc cá đạt kích thước tiêu chuẩn; rổ xanh dương là khúc cá to hơn so với tiêu chuẩn; rổ hồng là khúc cá nhỏ hơn tiêu chuẩn.

 

Sản phẩm cá đạt chuẩn chất lượng được đóng gói và chuyển vào kho bảo quản để chờ ngày xuất khẩu. Hiện nay, Công ty Nam Việt là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 trên thế giới, cung cấp sản phẩm cá tra cho hơn 100 quốc gia. 

 

Trước khi xếp vào kho, nhân viên nhà máy có trách nhiệm ghi lại các thông tin về số lượng, loại cá tra, ngày sản xuất… để thuận lợi cho truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

 

Để đảm bảo chất lượng nguyên liệu cá tra đầu vào, Công ty Nam Việt xây dựng vùng nuôi cá tra lớn với tổng diện tích hơn 600 ha. Với diện tích nuôi thủy sản lớn, các nhà quản lý đang nghiên cứu các phương pháp sử dụng nước máy, nước sông nhằm hạn chế tiêu thụ nước ngầm, tránh hiện tượng sạt lở hay sụt lún đất.

 
 

Cá tra được cho ăn 2 lần 1 ngày. Hiện Công ty Nam Việt đang tích cực thử nghiệm các giải pháp trong nuôi trồng thủy sản để giải quyết lượng thức ăn dư thừa, vệ sinh an toàn nguồn nước, mong muốn nhận được hỗ trợ từ ACIAR trong quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học kỹ thuật.

 

Ông David Whitehead, Cố vấn cấp cao Nhóm Tham vấn Kinh doanh Nông nghiệp ACIAR trả lời phỏng vấn báo chí tại buổi thăm vùng nuôi cá tra của Công ty Nam Việt. Ông đề cao các nỗ lực của Công ty Nam Việt trong áp dụng mô hình nuôi, chế biến cá tra ứng dụng công nghệ cao, qua đó chuẩn hóa quy trình sản xuất an toàn, kỹ lưỡng, đảm bảo yêu cầu quốc tế truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Ảnh 17:55

Thay vì xuống biển, hàng nghìn người dân ở vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh đổ xô lên huyện miền núi Hương Sơn tắm suối, giải nhiệt.

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Thành cổ Quảng Trị: 'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi...'

Ảnh 06:00

'Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi. Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ...' là 2 câu trong bài thơ 'Tấc đất thành cổ' của Phạm Đình Lân nói về thành cổ Quảng Trị.

Vụ cháy rừng ở Hà Giang đã được khống chế

Vụ cháy rừng ở Hà Giang đã được khống chế

Ảnh 20:07

Theo Sở NN-PTNT Hà Giang, tính đến 17 giờ ngày 27/4, vụ cháy rừng ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang đã được lực lượng chức năng khống chế thành công.

Tái hiện 'chợ ma' giao thương chiếu Định Yên

Tái hiện 'chợ ma' giao thương chiếu Định Yên

Ảnh 18:48

Đồng Tháp Định kỳ 16 âm lịch hàng tháng, tại Đình thần Định Yên, huyện Lấp Vò sẽ tái hiện không gian “chợ ma Định Yên”, nét văn hóa độc đáo tồn tại hơn 1 thế kỷ.

Về Cửa Việt giúp các runner trải nghiệm biển xanh, cát trắng, nắng vàng

Về Cửa Việt giúp các runner trải nghiệm biển xanh, cát trắng, nắng vàng

Ảnh 10:45

Du lịch Quảng Trị thời gian gần đây đang dần trở thành điểm đến mới mẻ của cộng đồng thích xê dịch, trong đó phải kể đến bãi biển Cửa Việt đẹp như tranh.

Khoanh vùng cháy rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

Khoanh vùng cháy rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh

Ảnh 19:28

Đến 17 giờ ngày 26/4, vụ cháy diện tích rừng đặc dụng rộng khoảng 10ha tại khu vực Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang đã được khoanh vùng, tạo các đường băng cản lửa.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm