| Hotline: 0983.970.780

Bệnh nấm hồng hại cao su

Thứ Sáu 15/09/2023 , 08:29 (GMT+7)

Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4-8 tuổi làm chết cành, chết cây, giảm lượng mủ khai thác.

Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4-8 tuổi trở lên.

Hiện nay, bị giá cao su chi phối, nên việc chăm sóc chỉ ở mức duy trì, làm cây suy yếu, vì vậy vào mùa mưa rất dễ bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt bệnh nấm hồng sẽ làm chết cành, chết cây, gây mất mật độ, giảm lượng mủ khai thác nếu ta không quan tâm.

Bệnh nấm hồng hại trên cây cao su.

Bệnh nấm hồng hại trên cây cao su.

Triệu chứng và tác hại

Ban đầu nấm có màu trắng phủ trên bề mặt của vỏ cây. Khi bệnh nặng, nấm chuyển sang màu hồng. Bệnh làm hư vỏ cây, nên làm cho phần cành hoặc thân phía trên vết bệnh bị chết, phía dưới vết bệnh thường mọc ra các chồi.

Phần vỏ nơi bị bệnh thường bị xì mủ. Bệnh thường xuất hiện ở phần thân nơi phân cành. Bệnh gây chết cành hoặc làm cụt ngọn cao su, làm ảnh hưởng tới sự đồng đều và sản lượng chung của cả vườn.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh

Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Bệnh phát sinh phát triển trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều. Trong điều kiện nóng ẩm, nấm bệnh phát triển rất mạnh.

Các vườn cao su bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều và ẩm độ cao, hoặc các vườn cao su kém chăm sóc, cây yếu nên sức chống chịu kém thường bị hại nặng.

Các sản phẩm phòng trị hiệu quả bệnh nấm hồng hại cao su của Công ty cổ phần BVTV Sài Gòn - SPC.

Các sản phẩm phòng trị hiệu quả bệnh nấm hồng hại cao su của Công ty cổ phần BVTV Sài Gòn - SPC.

Một số biện pháp phòng trị tổng hợp đã được ứng dụng và cho hiệu quả cao

- Trồng ở mật độ thích hợp, và không tạo tán cây cao su quá thấp.

- Trong mùa mưa, thường xuyên vệ sinh vườn cây, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu để tạo sự thông thoáng trong vườn. Cành bệnh cần đem đi tiêu hủy. Cần có hệ thống thoát nước thật tốt.

- Bón phân tránh dư đạm, cần tăng cường thêm phân kali. Nên sử dụng thêm các loại phân bón lá vi lượng như: TANO 601, rải phân CALCIUM NITRATE để cải tạo đất. Các phân này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cây, vừa làm tăng năng suất và chất lượng mủ.

- Vào mùa mưa, cần phun phòng bằng các thuốc như: SAIPORA SUPER 350SC (pha 100ml/100lít nước), hoặc SAIZOLE 5SC (pha 200-250ml/100 lít nước), hoặc VANICIDE 5SL (pha 500ml/100 lít nước). Chú ý phun vào những vị trí phân cành trên thân cây (chỗ dễ đọng nước) để phòng bệnh.

- Khi cây chớm bị bệnh, có thể phun hoặc hòa thuốc quét vào phần thân bị bệnh.

- Thường xuyên kiểm tra vườn trong mùa mưa, để phát hiện cây bệnh và xử lý kịp thời, nhằm làm giảm thiệt hại và giảm chi phí phòng trừ. Đặc biệt cần chú ý những vườn cây có lịch sử nhiễm bệnh.

- Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng thì hiệu quả mới cao. Vì vậy cần lưu ý phòng trừ bệnh cho những vườn cao su và các vườn cây ăn quả lâu năm kế bên.

Vận động những vườn cao su trong vùng cùng phòng trừ để hạn chế tích lũy nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.

Xem thêm
Hướng dẫn bón phân Văn Điển cho cây cà phê Tây Nguyên giai đoạn cuối vụ

Cây cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn cuối vụ cần được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển để phục hồi đất và cây sau thu quả, phục vụ canh tác bền vững.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?