| Hotline: 0983.970.780

Bí thư Thành ủy Hà Nội: 'Không phong tỏa Hà Nội như tin đồn'

Thứ Sáu 07/05/2021 , 05:57 (GMT+7)

Tối 6/5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết: ‘Không có chuyện phong tỏa Hà Nội tại thời điểm này như tin đồn trên mạng’.

Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định không có chuyện phong tỏa Hà Nội như tin đồn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định không có chuyện phong tỏa Hà Nội như tin đồn.

Trong ngày 6/5 xuất hiện tin đồn trên mạng xã hội về việc phong tỏa Hà Nội do diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, đặc biệt là khi xảy ra ổ dịch tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Tối 6/5, trao đổi với báo chí xung quanh thông tin này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, tại thời điểm này không có chuyện phong tỏa Hà Nội như một số thông tin đồn trên mạng.

"Hà Nội chỉ khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch và hợp tác với cơ quan chức năng để đẩy lùi dịch bệnh. Vì vậy, tại thời điểm này không có chuyện phong tỏa thành phố như một số thông tin đồn thổi", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết thêm, hiện nay tình hình dịch bệnh tuy căng thẳng nhưng các cơ quan chức năng của Hà Nội vẫn thực hiện tốt, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch với quyết tâm cao. Đồng thời khẩn trương truy vết, cách ly, xét nghiệm đối với các trường hợp nghi nhiễm, tiếp xúc gần và khoanh vùng các khu vực nguy cơ để sàng lọc.

"Cách chống dịch hiện nay là nâng cao cảnh giác, thực hiện nhanh nhất việc truy vết để khoanh vùng phong tỏa nhỏ nhất có thể", ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Trước đó, thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tại phiên họp ngày 4/5/2021 đã nêu rõ, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố được các cấp, các ngành TP triển khai thực hiện quyết liệt kể cả những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5, vì vậy, đã kịp thời triển khai nhanh chóng một số biện pháp hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của TP. Hà Nội.

Trước diễn phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, Thường trực Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ TP đến cơ sở, nhất là các tổ Covid-19 tại cộng đồng tiếp tục chỉ đạo, thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Trong đó lưu ý phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nhanh hơn, hiệu quả hơn, quan tâm tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, tuyên truyền lưu động như: Xe tuyên truyền trong công tác phòng chống dịch của các quận, huyện, thị xã; phát huy vai trò của các tổ Covid-19; huy động cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân vào công tác phòng, chống dịch với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", kể cả người nhập cảnh, người nước ngoài sinh sống trên địa bàn TP.

Thành phố siết chặt việc thực hiện tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè đến khi có chỉ đạo mới, đồng thời chỉ đạo tạm dừng một số dịch vụ tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 như massage, spa, phòng tập thể thao tập trung, tập thể dục thể thao đông người nơi công cộng, vườn hoa, công viên...

Thành ủy đã giao Ban cán sự đảng UBND TP bố trí nguồn ngân sách và MTTQ TP xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực xã hội hóa để triển khai việc mua và tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 trên địa bàn.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cần Thơ đề xuất dự án chống ngập, sạt lở bảo vệ gần 2.800ha nội ô

TP Cần Thơ vừa đề xuất Chính phủ đầu tư Dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ gần 2.800ha.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tai nạn lao động tại công trình trái phép làm 3 người bị thương

Tối 12/5, trong lúc đang đổ mái nhà trên địa bàn phường Tiền Phong (thành phố Thái Bình), xe bồn chở bê tông tươi bất ngờ sập cẩu khiến ba người bị thương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm