| Hotline: 0983.970.780

Biển Đông - Máu thịt của Việt Nam

Thứ Ba 14/06/2011 , 10:20 (GMT+7)

Biển Đông đang dậy sóng bởi những hành động ngang ngược, trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc...

Biển Đông đang dậy sóng bởi những hành động ngang ngược, trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Bất chấp sóng gió đó, quân và dân Việt Nam trên Trường Sa vẫn thể hiện bản lĩnh phi thường, kiên định ý chí để chứng minh sự trường tồn của chân lý: Hoàng Sa – Trường Sa - Biển Đông là máu thịt không thể tách rời của Việt Nam!

“Đại gia đình” Trường Sa lớn

Biển xanh mênh mông, hơi muối mặn, cái nắng chói chang và gió lồng lộn ngày đêm khiến cả bê tông sắt thép cũng phải “rùng mình”. Bức tranh về cuộc sống khắc nghiệt nơi đảo xa như hiện rõ hơn, thật hơn khi được tận mắt nhìn, tận nơi cảm nhận. Vậy nhưng, quân và dân nơi đây vẫn chung sức, chung lòng để vượt qua mọi thách thức khó khăn, xây dựng cuộc sống đủ đầy và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. Có được điều đó, không gì khác hơn là sự kiên cường, sự vững vàng nơi sóng cả của những người lính.

Niềm mong mỏi sau hai ngày đêm lênh đênh trên biển của chúng tôi cuối cùng cũng đến. Khi ánh bình minh vừa ló rạng phía chân trời cũng là lúc chúng tôi nghe trên đài chỉ huy thông báo tàu chuẩn bị cập cảng Trường Sa lớn. Chúng tôi ào lên boong và cùng vỡ òa cảm xúc khi nhìn lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang tung bay phấp phới giữa biển trời mênh mông.

Nhìn xa, đảo Trường Sa lớn không khác gì một khu đô thị hiện đại trong đất liền với những ngôi nhà ngói đỏ thấp thoáng trong màu xanh cây lá, thấp thoáng những cột ăng ten thu sóng viễn thông, đường dây điện giăng mắc khắp đảo. Tàu cập cảng, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã đợi sẵn từ lâu cùng ào xuống tay bắt mặt mừng, những ánh mắt rưng rưng, những vòng tay siết chặt không nói nên lời. Trong giây lát, những mệt mỏi sau hơn 40 giờ lênh đênh trên biển của chúng tôi tan biến.

Dạo bước chầm chậm trên con đường bê tông phẳng lỳ vào trung tâm đảo, tôi thật sự xúc động và cả hạnh phúc, tự hào khi đọc những dòng chữ C.H.X.H.C.N VIỆT NAM… mạ vàng sáng lấp lánh trên bia chủ quyền. “Cuộc sống trên đảo bây giờ không khác mấy đất liền đâu. Điện sạch xài 24/24, điện thoại di động, internet, tivi, tủ lạnh, karaoke có đủ”, Thượng tá, Đảo trưởng Nguyễn Hữu Lục cho chúng tôi biết những thông tin ban đầu về đảo Trường Sa lớn. 

Mải nhìn ngắm, tôi lạc bước vào khu dân cư và tình cờ gặp anh Nguyễn Đình Chương, quê Vĩnh Phúc. Anh Chương có nghề đi biển, còn vợ anh là cô giáo Bùi Thị Nhung, giáo viên duy nhất trên đảo. Vợ chồng anh đã có một cháu gái và hiện vợ anh đang “nằm ổ” cháu thứ 2 ở đất liền. Cũng như anh Chương, những gia đình khác chúng tôi gặp như gia đình anh chị Tình - Trung, Phương – Quyên đều có chung cảm nhận: “Cuộc sống trên đảo khá bình lặng, không có bon chen của cuộc sống đời thường. Trong khi cả vật chất lẫn tinh thần đều không thiếu thốn. Quân và dân trên đảo như một “đại gia đình”, tối lửa tắt đèn có nhau”.

Chia tay đảo Trường Sa lớn trong lưu luyến, đoàn công tác chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình sang đảo Sinh Tồn.

Sinh Tồn thay da đổi thịt

Ngoài việc cách đất liền 320 hải lý ra thì Sinh Tồn không có gì khác biệt so với các địa phương ở đất liền. Tiếng cười giòn tan của trẻ thơ, những con đường nhỏ trải bê tông sạch sẽ. Ngôi chùa Sinh Tồn ngày đêm khói hương lan tỏa, trụ sở UBND xã Sinh Tồn đồng thời là lớp học cho trẻ em lúc nào cũng nhộn nhịp…

Trên bờ biển xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) vừa diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà Văn hóa đa năng. Đây là công trình văn hóa có giá trị tinh thần rất lớn, được đóng góp từ một ngày lương của tập thể hơn 115.000 CBCNV Tập đoàn Công nghiệp cao su VN. Theo dự án, Nhà Văn hóa đa năng được xây dựng sát bờ biển với kiến trúc 2 tầng kiên cố, diện tích sử dụng hơn 600m2, dự kiến khánh thành tháng 4/2012, có phòng chiếu phim, thư viện, hội trường, khu vui chơi cho thiếu nhi và một số phòng dành cho khách nghỉ lại đảo. Tổng chi phí xây dựng gần 13 tỉ đồng.

Trong buổi lễ, ông Lê Minh Châu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su VN xúc động nói: “Cuối cùng thì mong ước được đến với Trường Sa, được góp tình cảm với Trường Sa của chúng tôi đã trở thành hiện thực. Tôi rất xúc động và khâm phục sức sống mãnh liệt của Trường Sa. Sức sống ấy toát lên từ hàng cây, ngọn cỏ đến con người”.

Chúng tôi ghé thăm nhà anh Trần Quang Thành, sinh năm 1970, quê gốc Nha Trang giữa lúc anh đang tất bật dọn dẹp nhà cửa. Căn nhà khang trang với đầy đủ tivi, tủ lạnh, dàn karaoke, salon gỗ. Ngoài sân là giàn mướp hoa vàng rực, những cây đu đủ sai trĩu quả, khoai lang, rau muống xanh mướt. Anh Thành cười bẽn lẽn: “Có khách ghé thăm mà nhà bề bộn quá. Mấy mẹ con đang ra ngoài xem mấy cô văn công hát rồi”.

Gia đình anh nuôi được đàn gà, vịt gần 30 con và 3 con heo sắp xuất chuồng. Hàng ngày Anh Thành ra biển đánh bắt cá, còn vợ anh phụ việc ngoài UBND xã. “Bây giờ muốn liên lạc với đất liền đã có mạng điện thoại di động Viettel hoặc internet, khoảng cách với đất liền đã ngắn lại. Ở trên đảo, quân và dân chúng tôi giống như một đại gia đình, quan tâm chăm sóc nhau bất cứ khi nào có thể. Đánh bắt được loại hải sản gì ngon cũng chia đều cho nhau thưởng thức. Chăn nuôi, trồng trọt mặc dù không dễ dàng như đất liền, nhưng nhờ có sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền nên cũng thuận lợi”, anh Thành nói.

 Đang bắt chuyện thì cháu Trần Thị Thu Hiền, 6 tuổi, con anh Thành đi học về. Sau khi khoanh tay chào ba và khách xong, cô bé hớn hở thông báo: “Hôm nay thầy Ân (thầy giáo Hồ Báo Ân, kiêm cán bộ UBND xã Sinh Tồn) cho chúng con nghỉ để đi xem văn công”. Nói rồi Thu Hiền xin phép ba, chào chúng tôi và nhảy chân sáo ra cổng, nơi mấy bạn đang chờ.

Rời nhà anh Thành, dạo bước trên con đường gió lồng lộng, trong lòng tôi thư thái lạ lùng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm