| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 22/11/2011 , 08:52 (GMT+7)

08:52 - 22/11/2011

Biểu tình - quyền hiến định

Những tranh luận sôi nổi xung quanh việc xây dựng Luật Biểu tình tại kỳ họp thứ II Quốc hội khóa XIII những ngày gần đây đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Những tranh luận sôi nổi xung quanh việc xây dựng Luật Biểu tình tại kỳ họp thứ II Quốc hội khóa XIII những ngày gần đây đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Biểu tình là sự biểu lộ tình cảm của một tập thể hay của một cộng đồng có chung một cảm xúc, một suy nghĩ trước một vấn đề của xã hội. Ở nước ta, biểu tình là quyền của người dân đã được hiến định. Điều 69 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Đã là quyền của dân, được ghi trong hiến pháp thì không ai có thể tước bỏ. Nhưng để người dân thực hiện cái quyền đó của mình như thế nào, thì quyền đó phải được luật hóa. Do chưa có luật, nên trong một số cuộc biểu tình (dù có gọi bằng những tên khác, thì bản chất vẫn là biểu tình) tự phát xẩy ra trên địa bàn hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh thời gian qua, cả người biểu tình và chính quyền đều lúng túng.

Người biểu tình không biết giới hạn quyền của mình đến đâu. Còn chính quyền cũng không có công cụ pháp luật để điều chỉnh, mà dùng những bộ luật hay văn bản dưới luật khác tham chiếu để điều chỉnh thì không tránh khỏi khập khiễng. Chính vì nhận thấy nhu cầu của nhân dân muốn được bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình một cách trật tự, trong khuôn khổ của pháp luật, nên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bộ Công an dự thảo Luật Biểu tình để trình Quốc hội.

Biểu tình hoàn toàn không phải là để “chống lại Nhà nước, chống lại Chính phủ” như quan niệm lệch lạc của một số người. Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Chẳng nhân dân nào lại đi chống lại cái “của mình, do mình, vì mình” cả. Nhưng nhân dân có quyền tham gia vào mọi hoạt động của Nhà nước, của Chính phủ, để Nhà nước, Chính phủ càng ngày càng hoàn thiện hơn, càng làm tốt hơn nhiệm vụ được nhân dân giao phó.

Có Luật Biểu tình, thì trước một chính sách nào đó còn chưa hợp với lòng dân chẳng hạn, người dân sẽ có điều kiện thực hiện cái quyền hiến định của mình bằng cách tổ chức biểu tình theo đúng quy định của Luật để bày tỏ nguyện vọng chính đáng của mình với Nhà nước và Chính phủ. Còn Nhà nước và Chính phủ, qua các cuộc biểu tình ấy, cũng nhìn rõ hơn nguyện vọng của dân để kịp thời điều chỉnh lại chính sách đó cho hợp lòng dân hơn.

Và như vậy thì Nhà nước và Chính phủ sẽ chỉ càng ngày càng được nhân dân tin tưởng hơn, xã hội càng ngày càng ổn định hơn. Biểu tình theo Luật không hề làm xã hội rối loạn mà trái lại, nó còn trở thành một kênh tốt nhất để Nhà nước và Chính phủ nghe được, hiểu được trực tiếp nguyện vọng của nhân dân.

Cũng đừng sợ những cuộc biểu tình sẽ bị các thế lực thù địch lợi dụng biến thành những cuộc bạo loạn chống chính quyền như ai đó từng hoang mang. Đã từng kinh qua không biết bao nhiêu gian khổ, hy sinh trong mấy cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và chống ngoại xâm, nhân dân ta hiểu rất rõ những gì mình đang có. Những thế lực thù địch làm sao có thể lợi dụng được họ.

Vả lại, nếu có thế lực nào lăm le thò bàn tay vào đó, thì lực lượng Công an nhân dân hùng hậu của chúng ta thừa sức phát hiện, trấn áp chúng ngay từ đầu.

Biểu tình chính là hình thức phản biện xã hội tốt nhất, và là thước đo rõ nhất về một xã hội dân chủ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm