| Hotline: 0983.970.780

Bình Định phát hiện thêm 20 ha rừng phòng hộ bị triệt hạ

Thứ Năm 05/10/2017 , 18:05 (GMT+7)

Sáng 5/10, ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, cho biết vừa phát hiện 20 ha rừng phòng hộ tại địa bàn xã Đăk Mang (huyện Hoài Ân) đã bị người dân “khai tử” để lấy đất trồng rừng sản xuất.

Ông Đinh Hồng Nhé, Chủ tịch UBND xã Đăk Mang (huyện Hoài Ân, Bình Định), cho biết 20 ha rừng phòng hộ bị phá thuộc khoảnh 1 và 2 tiểu khu 108, xã Đăk Mang, giáp ranh với địa bàn xã Ân Sơn (huyện Hoài Ân, Bình Định).

13-28-49_x
Diện tích rừng bị phá đã được đốt dọn thực bì, trong đó nhiều địa điểm đã được trồng keo lai

Ông Lê Văn Bình, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Hoài Ân, thông tin: “Trung tâm quy hoạch Nông nghiệp - nông thôn Bình Định sẽ giám định thiệt hại, khám nghiệm hiện trường để xác định chính xác có bao nhiêu diện tích rừng bị phá, thuộc chức năng và trạng thái nào”.

Tuy nhiên, theo xác nhận của ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, 20 ha rừng bị “khai tử” tại tiểu khu 108 xã Đăk Mang thuộc rừng nghèo trạng thái 2a, quy hoạch rừng phòng hộ do BQL RPH huyện Hoài Ân (Bình Định) quản lý. Diện tích rừng nói trên đã được BQL RPH huyện Hoài Ân giao khoán cho các hộ dân ở làng 06 xã Đăk Mang quản lý bảo vệ. “Theo thông tin chúng tôi nhận được, đối tượng phá rừng tại tiểu khu 108 là đồng bào dân tộc thiểu số ở làng T6 thuộc xã Đăk Mang sang phá”, ông Dũng cho hay.

Cũng theo ông Dũng, từ tháng 11/2016 đến nay, những hộ dân nhận khoán QLBVR diện tích 20 ha rừng tại tiểu khu 108 xã Đăk Mang chưa nhận được tiền hỗ trợ QLBVR theo quy định của Nhà nước với mức 400.000đ/ha/năm (đối với những hộ dân thuộc vùng đặc biệt khó khăn). Do đó, những hộ dân nhận khoán QLBVR không thể hiện trách nhiệm kiểm tra rừng. Thậm chí khi phát hiện có người phá rừng cũng không báo cáo cho ngành chức năng, nên vụ phá rừng này mới diễn ra trong thời gian dài với diện tích lớn...

Đây là vụ phá rừng quy mô lớn thứ 2 tại Bình Định trong thời gian gần đây sau vụ 60,9 ha rừng tự nhiên bị phá trọc tại xã An Hưng (huyện An Lão).

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.