| Hotline: 0983.970.780

Bình Phước: Cần 10.000 tỷ để sử dụng hiệu quả nguồn nước

Thứ Năm 22/09/2022 , 10:33 (GMT+7)

Để nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt, Bình Phước đang cần nguồn vốn khoảng 10.000 tỷ đồng.

Khắc phục công trình xuống cấp

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Bình Phước, hiện nay địa bàn tỉnh có 73 hồ, đập lớn nhỏ, khoảng 30 công trình đã sử dụng từ 15-20 năm, nhưng chưa được duy tu, sửa chữa, trong đó có 17 công trình đang bị hư hỏng, xuống cấp nặng, nhiều mái đập công trình bị xói lở, sạt, trượt; thân đập xuất hiện nhiều vết thấm lớn; lòng hồ bị bồi lắng, không đảm bảo dung tích phục vụ trong mùa khô hàng năm, cũng như an toàn khi tích nước trong mùa mưa lũ. Đơn cử, hồ chứa nước NT2 Đ7 (huyện Bù Gia Mập) và Ông Thoại (huyện Bù Đăng) hư hỏng đến mức báo động, cả hai hồ chứa đã bị thấm thân đập, cần sớm khắc phục.

3 (5)

Một số hồ đập tại Bình Phước đã xuống cấp. Ảnh: Trần Trung.

Bên cạnh đó, cùng với công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh có 41 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Trong số các công trình đưa vào sử dụng có 8 công trình hoạt động bền vững, 4 công trình hoạt động tương đối bền vững, 20 công trình kém bền vững, 8 công trình không hoạt động, nguyên nhân là do thiếu nhân sự quản lý.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Phước, giai đoạn 2016-2021, tổng nguồn vốn thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ đảm bảo an toàn hồ đập là 85 tỉ đồng. Từ năm 2019 đến nay Sở NN-PTNT cũng đã kiến nghị Sở Tài chính hàng năm xem xét, bố trí vốn ngân sách tỉnh để thực hiện sửa chữa thường xuyên và nâng cấp, đảm bảo an toàn các công trình đang bị hư hỏng, xuống cấp. Ngoài ra, Sở cũng đã kiến nghị UBND tỉnh xem xét sửa chữa, nâng cấp 17 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn cấp nước cho nhân dân, và thực hiện kiên cố hóa khoảng 5 km kênh mương nội đồng.

DSCN6612

Các hệ thông kênh mương thủy lợi cũng gặp thực trạng tương tự. Ảnh: Trần Trung.

“Bình Phước là 1 trong 4 địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện Dự án hiện đại hóa thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu vào tháng 2/2021. Dự án sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) với tổng nguồn vốn dự kiến 70 triệu USD. Trong đó, Bình Phước được bố trí khoảng 20 triệu USD để triển khai 4 hợp phần xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi vùng ven hồ Dầu Tiếng - huyện Hớn Quản, hồ Phước Hòa - huyện Chơn Thành, xây dựng và hiện đại hóa hệ thống kênh thủy lợi sau Cần Đơn - huyện Bù Đốp, nâng cấp, hiện đại hóa kênh mương các công trình hồ đập trên địa bàn huyện Lộc Ninh.

Bình Phước chuẩn bị 1500 ha sầu riêng.00_18_00_05.Still003

Huyện Bù Đốp đang triển khai các kênh nhánh của công trình thủy lợi sau Cần Đơn từ nguồn vốn của ngân hàng ADB. Ảnh: Trần Trung.

Xác định tầm quan trọng của dự án đối với quá trình phát triển nông nghiệp bền vững, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cơ cây trồng giá trị kinh tế cao trong thời gian tới, ngay sau khi tiếp cận dự án, các cơ quan liên quan của tỉnh Bình Phước đã tiến hành lập chủ trương đầu tư. Trong đó, ưu tiên bố trí vốn từ nguồn trung hạn và ngân sách địa phương, sẵn sàng nguồn đối ứng phục vụ cho quá trình triển khai dự án”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

Chiến lược dài hơi

Xác định thủy lợi có vai trò rất quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp địa phương. UBND tỉnh Bình Phước vừa phê duyệt đề án nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn. 

2 (4)

Một phần đập M26 tại xã Phước Thiện huyện Bù Đốp đã được nâng cấp sửa chữa. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, mục tiêu bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Công suất cấp nước đạt khoảng 365.000 m3/ngày đêm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và đạt khoảng 559.800 m3/ngày đêm giai đoạn 2026-2030. Đồng thời, mở rộng các tuyến ống truyền tải cấp nước trên địa bàn tỉnh, từng bước hình thành các khu vực cấp nước liên huyện, các nhà máy trong cùng một khu vực có thể bổ sung, hỗ trợ để cấp nước an toàn liên tục, kết nối vùng.

 Để làm được điều này, đối với công trình thủy lợi giải pháp đặt ra là, trong giai đoạn 2021-2025, địa phương sẽ tập trung đầu tư xây dựng mới 12 dự án thủy lợi; giai đoạn 2026-2030 đầu tư xây dựng mới 6 dự án và 17 công trình sửa chữa; Giải pháp đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn: Giai đoạn 2021-2030 xây dựng mới 3 công trình cấp nước tập trung tại các khu vực đông dân cư và khó khăn về nước sinh hoạt, đã được cử tri đề xuất như công trình cấp nước sinh hoạt tập trung xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng; công trình cấp nước sinh hoạt tập trung xã Long Bình, huyện Phú Riềng; công trình cấp nước sinh hoạt tập trung xã Thanh An, huyện Hớn Quản. Nâng cấp, sửa chữa, mở rộng các tuyến ống của các công trình cấp nước hiện hữu; Đối với công trình cấp nước cho các khu đô thị, công nghiệp, cụm dân cư giai đoạn 2021-2025, địa phương sẽ duy trì, đầu tư mới và nâng công suất 19 công trình nhà máy nước chính.

 Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện Đề án trong giai đoạn 2021-2025 là 5.550.603 triệu đồng, giai đoạn 2026-2030 là 4.934.968 triệu đồng. Huy động từ nguồn ngân sách tỉnh, trung ương hỗ trợ, vốn vay, vốn huy động xã hội hóa công trình cấp nước. 

DSC_0548

Cụm công trình thủy lợi vùng cao biên giới Bình Phước đang tích cực triển khai xây dựng. Ảnh: Trần Trung.

Theo ông Huỳnh Anh Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, là địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, với trên 457.000 ha; trong đó, cây hàng năm hơn 27.600 ha; cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả 429.800 ha.Hiện nay, tỉnh Bình Phước đã hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 2.264 ha. Đối với cây trồng chủ lực của tỉnh, cây cao su chiếm diện tích lớn nhất với 246.659 ha, cây điều 139.868 ha (chiếm 50% diện tích, 50% sản lượng điều của cả nước), hồ tiêu 15.900 ha, cây ăn quả các loại chiếm diện tích 12.300 ha.

Đối với phát triển công nghiệp, hiện nay Bình Phước có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích 380 ha; trong đó, có 11 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động.

DSCN6712

Kỳ vọng các công trình thủy lợi sẽ làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn Bình Phước. Ảnh: Trần Trung.

Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho Bình Phước mở rộng 3 khu công nghiệp. Dự kiến đến năm 2030, Bình Phước sẽ tiếp tục quy hoạch mới và mở rộng một số khu công nghiệp với diện tích khoảng 9.300 ha. Ngoài ra, tỉnh Bình Phước có Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, giáp với Vương quốc Campuchia, giao thông thuận lợi kết nối với Lào và Thái Lan với tổng diện tích trên 28.300 ha, trong đó, trên 3.500 ha khu trung tâm đã đưa vào hoạt động.

“Xác định thủy lợi có vai trò rất quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp địa phương, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định; phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tham mưu triển khai các dự án thủy lợi và cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Kỳ vọng đề án sẽ giúp nền nông nghiệp cất cánh”, ông Huỳnh Anh Minh nhấn mạnh.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.